Được tin Mục Sư Tiến sĩ Lê Hựu đã ngủ yên trong Chúa vào lúc 9:08 tối thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2012 tại Vista Cove Care Center - Corona, California, hưởng thọ 92 tuổi. Toàn thể Tín Hữu CĐPL Hải Ngoại và Việt Nam vô cùng thương tiếc. Cầu xin Chúa an ủi tang quyến và chăm gìn thân thể MS cho đến ngày Chúa Giê-su phục lâm trong vinh hiển.
Cáo phó
Chúng tôi vô cùng đau đớn báo tin chồng, cha, ông là Mục sư Lê Hựu, đã ngủ yên trong Chúa vào lúc 9:08 tối thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2012 tại Vista Cove Care Center - Corona, California, hưởng thọ 92 tuổi.
Tang Lễ sẽ được cử hành vào lúc 9 giờ sáng ngày Chủ nhật 20-5-2012 tại Montecito Memorial Park and Mortuary 3520 East Washington Street, Colton, CA 92324.
Bữa Cơm Thân Mật - Funeral Service Reception - Immediately following Graveside service Loma Linda Filipino Seventh-day Adventist Church 11180 New Jersey St Redlands, CA 92373
Cáo phó này thay thế cho thiệp tang.
Bà quả phụ Lê Hựu
Trưởng nữ : Lê thị Túy Hoa, chồng và hai con.
Trưởng nam: Lê Hữu Chí, Vợ và bốn con.
Thứ nữ: Lê Xuân Hương và Chồng.
Thứ nữ: Lê Hoàng Yến, Chồng và hai con.
Thứ nữ: Lê thị Thúy Nga, Chồng bốn con và ba cháu.
Trưởng nam: Lê Hữu Chí, Vợ và bốn con.
Thứ nữ: Lê Xuân Hương và Chồng.
Thứ nữ: Lê Hoàng Yến, Chồng và hai con.
Thứ nữ: Lê thị Thúy Nga, Chồng bốn con và ba cháu.
Tang gia đồng khấp báo.
Theo ý nguyện của cha chúng tôi, phúng điếu sẽ dâng hiến cho xây cất Trung Tâm Truyền Giáo tại Hội Thánh El Monte.
To honor our father's wish, in lieu of flowers, please donate any monetary gifts payable to:
El Monte Vietnamese SDA Church, memo: Mission Center
c/o Tuy Hoa Le
13315 Brass Ring Ln., Corona, CA 92880
951-279-8224 (h); 951-733-7469 (m) Email: cheriele@sbcglobal.net
Sau đây là địa chỉ để gởi vòng hoa:
Montecito Memorial Park and Mortuary
Thăm Viếng - Viewing/Visitation, Saturday, May 19, 2012, Family 4:00-5:00 pm - Guests 5:00-8:00 pm
Lễ Tưởng Niệm - Memorial Service
Saturday, May 19, 2012, 1:00 pm
El Monte Vietnamese SDA Church
( Kính nhờ quí Tín Hữu chuyển Cáo phó nầy đến những Vị Giáo Sĩ Mỹ biết đến MS Lê Hựu trong thời gian phục vụ Chúa tại VN cũng như tại USA )
LỄ TƯỞNG NIỆM
Cố Mục sư Tiến sĩ LÊ HỰU
Tổ chức tại Việt Nam
Cố Mục sư Tiến sĩ LÊ HỰU
Tổ chức tại Việt Nam
Chúng tôi xin mạn phép thông báo cùng toàn thể quí vị là Cựu Giáo viên, Cựu Học sinh Trường Cơ Đốc, LỄ TƯỞNG NIỆM Cố Mục sư Tiến sĩ LÊ HỰU sẽ được tổ chức tại Việt Nam, Vào lúc: 7g – 8g tối Thứ Bảy 19.5.2012 (19g-20g) Tại Thánh Đường Cơ Đốc Phục Lâm Phú Nhuận. Số 02 Hoàng Văn Thụ - Phú Nhuận – Tp. HCM.
Xin quí vị cố gắng liên lạc và chuyển thông báo nầy đến những người đã từng có kỷ niệm với Cố Mục sư.
Để góp phần thực hiện ý nguyện của Cố Mục sư là xây cất Trung Tâm Truyền Giáo tại Hội Thánh El Monte, đại diện gia đình sẽ thay mặt nhận phúng điếu trong Lễ Tưởng Niệm.
Xin mỗi lớp, từ lớp 8 đến lớp 12, niên khóa 1974-1975, cử một đại diện ôn lại kỷ niệm với Bác Lê Hựu, người Hiệu Trưởng đáng kính và thân thương của chúng ta.
Nếu quí vị nào có những hình ảnh liên quan đến Trường cũ, xin gởi cho Ông Tăng Tấn Thi tangthi@gmail.com hoặc mang USB đến khi dự lễ Tưởng Niệm.
Sau Lễ Tưởng niệm là giây phút hàn huyên.
Chân thành cảm ơn Mục sư Trần Công Tấn đã tạo điều kiện để tổ chức lễ Tưởng Niệm nầy.
Xin quí vị cố gắng liên lạc và chuyển thông báo nầy đến những người đã từng có kỷ niệm với Cố Mục sư.
Để góp phần thực hiện ý nguyện của Cố Mục sư là xây cất Trung Tâm Truyền Giáo tại Hội Thánh El Monte, đại diện gia đình sẽ thay mặt nhận phúng điếu trong Lễ Tưởng Niệm.
Xin mỗi lớp, từ lớp 8 đến lớp 12, niên khóa 1974-1975, cử một đại diện ôn lại kỷ niệm với Bác Lê Hựu, người Hiệu Trưởng đáng kính và thân thương của chúng ta.
Nếu quí vị nào có những hình ảnh liên quan đến Trường cũ, xin gởi cho Ông Tăng Tấn Thi tangthi@gmail.com hoặc mang USB đến khi dự lễ Tưởng Niệm.
Sau Lễ Tưởng niệm là giây phút hàn huyên.
Chân thành cảm ơn Mục sư Trần Công Tấn đã tạo điều kiện để tổ chức lễ Tưởng Niệm nầy.
Kính báo,
Mục sư Nguyễn Quốc Thái (0169.871.7258)
Mục sư Dương Quang Thoại (0912.42.48.40)
Cô Tiêu Thị Lê (0916.88.44.97)
> Những gì tôi biết về Thầy Lê Hựu. Đỗ Xuân Thảo
Hình chụp tại TKHV 1941
TIỂU SỬ MỤC SƯ TIẾN SĨ LÊ-HỰU
Cố Mục Sư Phạm Thiện viết trước khi Ông qua đời - Mục Sư Nguyễn Xuân Sơn tóm lược và hiệu đính.
Sống trên đời dường như ai ai cũng muốn để lại tiếng thơm cho hậu thế. Có người tự xưng mình là anh hùng hào kiệt đội đá vá Trời nhưng rồi thất bại phải đi vào trong quên lãng. Có người muốn gửi gắm răn dạy kẻ khác một điều gì đó qua những áng văn chương. Song có người lại theo đuổi mục đích cao cả qua kiến thức, kinh nghiệm giáo dục của mình để đào tạo một thế hệ tương lai trong sáng, đạo đức có khả năng phục vụ Thiên Chúa và tha nhân một cách hữu hiệu hơn. Một trong số những người đó là Mục Sư Tiến Sĩ Lê Hựu.
Mục Sư Tiến sĩ Lê Hựu sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 nhằm ngày rằm, tháng 5 âm lịch năm Tân Dậu tại làng Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam VN. Quê hương của Mục Sư, một dải đất hiền hòa nằm bên dòng sông Thu Bồn, một trong những con sông huyết mạch của miền Trung. Sông Thu Bồn này là nguồn cảm hứng cho các Thi Sĩ viết ra những bài thơ bất hủ ca tụng vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng của nó và là nơi sản sinh ra nhiều nhà cách mạng, trí thức tài ba lỗi lạc.
Mục Sư Tiến sĩ Lê Hựu sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 nhằm ngày rằm, tháng 5 âm lịch năm Tân Dậu tại làng Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam VN. Quê hương của Mục Sư, một dải đất hiền hòa nằm bên dòng sông Thu Bồn, một trong những con sông huyết mạch của miền Trung. Sông Thu Bồn này là nguồn cảm hứng cho các Thi Sĩ viết ra những bài thơ bất hủ ca tụng vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng của nó và là nơi sản sinh ra nhiều nhà cách mạng, trí thức tài ba lỗi lạc.
Năm 1934 Mục Sư Lê Hựu cùng song thân là Ông Bà Lê Trung tiếp nhận Chúa, chính thức gia nhập Hội Thánh CDPL dưới sự hướng dẫn dìu dắt của Mục Sư Trần Xuân Phan, vị Mục Sư trước kia là Hội Trưởng của Giáo Hội Tin Lành VN.
Năm 1937 Mục Sư Lê Hựu được vinh dự tham gia Đại Hội Đồng Giáo Hội CDPL Đông Pháp tại Đà-nẳng. Sự kiện này đánh dấu một giai đoạn phát triển mạnh của Hội Thánh CDPL An Tức Nhựt Việt Nam. Trong bối cãnh đó Mục Sư Lê Hựu lúc bấy giờ là một thanh niên tràn đầy nhiệt huyết mong muốn được góp phần trong sứ mạng rao giảng tin lành về ngày Phục-Lâm của Chúa cho tất cả mọi người trên khắp lảnh thổ VN.
Năm 1939 Muc Sư gia nhập trường Kinh Thánh khóa đầu tiên ở Gia-Định, Sài-Gòn và tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục năm 1941.
Năm 1937 Mục Sư Lê Hựu được vinh dự tham gia Đại Hội Đồng Giáo Hội CDPL Đông Pháp tại Đà-nẳng. Sự kiện này đánh dấu một giai đoạn phát triển mạnh của Hội Thánh CDPL An Tức Nhựt Việt Nam. Trong bối cãnh đó Mục Sư Lê Hựu lúc bấy giờ là một thanh niên tràn đầy nhiệt huyết mong muốn được góp phần trong sứ mạng rao giảng tin lành về ngày Phục-Lâm của Chúa cho tất cả mọi người trên khắp lảnh thổ VN.
Năm 1939 Muc Sư gia nhập trường Kinh Thánh khóa đầu tiên ở Gia-Định, Sài-Gòn và tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục năm 1941.
1941-1945 Thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến.
Mục sư làm việc tại Thời Triệu Ấn Quán
Năm 1942 thành lập gia đình với Bà Nguyễn Thị Hồ, một thiếu nữ Sông Trà, núi Ấn, Quảng Ngãi.
Trong thời gian nầy Mục sư kiêm nhiệm nhiều chức vụ như:
Thư ký cho văn phòng Địa hạt Việt-nam.
Phiên dịch sách và truyền đơn đạo từ Pháp Văn sang Việt-văn.
Tổng Thư ký kiêm Thủ quĩ Giáo-hạt.
Thông dịch viên cho Giáo sĩ Robert Bentz, nguời Pháp.
Dịch các sách và truyền đơn đạo từ Pháp văn sang Việt văn.
Mục sư cũng mang ánh sáng tin mừng Phục-Lâm đến Trà Vinh, miền Sông Hậu.
1945-1947 Sau Thế Chiến –Trước khi các Giáo sĩ trở lại Việt-nam.
Mục sư tiếp tục làm Tổng thư ký cho Địa hạt.
Thư ký kế toán, cho văn phòng Địa hạt.
Bộ trưởng Truyền đạo Tự Túc.
Thông dịch viên cho Giáo sĩ Hoa kỳ trong các buổi giảng dạy, hội thảo và trường Kinh Thánh.
Dịch bài Tiếng Nói Tiên Tri.
Làm Trưởng bộ Thanh Niên Truyền đạo Giáo hạt.
1947-1950 Giáo sĩ Hoa-kỳ trở lại Việt-nam.
Mục sư làm Thư ký kế toán cho thủ quĩ Địa hạt L. G. Storz.
Thông dịch viên cho các giáo sĩ Mỹ trong những buổi giảng luận, những khóa hội thảo, hội đồng và Trường Kinh Thánh.
Ban Viên Ban Trị Sự Địa hạt Việt-nam.
Dịch bài Tiếng Nói Tiên Tri.
Đoàn trưởng Thanh Niên Tình Nguyện Truyền Đạo Địa hạt Việt-nam.
1950-1966 Trước khi du học tại Phi-luật-tân.
Đảm nhận Tổng Thư ký và Thủ quỉ Địa hạt cho tới năm 1957.
Chủ bút tạp chí Thời Triệu.
Giảng viên chương trình phát thanh Tiếng Nói Hy Vọng cho toàn Miền Nam Viêt-nam.
Giáo sư trường Kinh Thánh.
Tuyên úy Bệnh Viện Cơ-Đốc Sai-gòn.
Mục sư Chủ tọa Hội thánh Trung Ương Phú Nhuận.
Nhuận chánh bản dịch Con Đường Hạnh Phúc (Step to Christ), tức Con Đường Giải thóat.
Dịch cuốn The Market Bible, “Từ Mẫu Tâm”.
Ban Viên Ban Trị Sự Địa hạt.
Thành viên Ban Trị Sự Bệnh Viện Cơ-Đốc Sai-gòn.
Thông dịch viên cho chiến dịch Bố Đạo Shubert tại Đà-lạt.
Dự khóa hè của Seventh-day Adventist Theological Seminary
tại Manila, Philippines.
1957 Thụ phong Mục sư.
1962 Dự khóa hè Andrews University tại Manila.
1962 Thông dịch viên Chiến Dịch Bố Đạo của Giáo sĩ Dan Guild tại Đà-lạt.
Đậu bằng Senior High School của Singapore do Liên Hiệp Hội Đông Nam Á Cơ-Đốc Phục-Lâm cấp.
Mục sư làm việc tại Thời Triệu Ấn Quán
Năm 1942 thành lập gia đình với Bà Nguyễn Thị Hồ, một thiếu nữ Sông Trà, núi Ấn, Quảng Ngãi.
Trong thời gian nầy Mục sư kiêm nhiệm nhiều chức vụ như:
Thư ký cho văn phòng Địa hạt Việt-nam.
Phiên dịch sách và truyền đơn đạo từ Pháp Văn sang Việt-văn.
Tổng Thư ký kiêm Thủ quĩ Giáo-hạt.
Thông dịch viên cho Giáo sĩ Robert Bentz, nguời Pháp.
Dịch các sách và truyền đơn đạo từ Pháp văn sang Việt văn.
Mục sư cũng mang ánh sáng tin mừng Phục-Lâm đến Trà Vinh, miền Sông Hậu.
1945-1947 Sau Thế Chiến –Trước khi các Giáo sĩ trở lại Việt-nam.
Mục sư tiếp tục làm Tổng thư ký cho Địa hạt.
Thư ký kế toán, cho văn phòng Địa hạt.
Bộ trưởng Truyền đạo Tự Túc.
Thông dịch viên cho Giáo sĩ Hoa kỳ trong các buổi giảng dạy, hội thảo và trường Kinh Thánh.
Dịch bài Tiếng Nói Tiên Tri.
Làm Trưởng bộ Thanh Niên Truyền đạo Giáo hạt.
1947-1950 Giáo sĩ Hoa-kỳ trở lại Việt-nam.
Mục sư làm Thư ký kế toán cho thủ quĩ Địa hạt L. G. Storz.
Thông dịch viên cho các giáo sĩ Mỹ trong những buổi giảng luận, những khóa hội thảo, hội đồng và Trường Kinh Thánh.
Ban Viên Ban Trị Sự Địa hạt Việt-nam.
Dịch bài Tiếng Nói Tiên Tri.
Đoàn trưởng Thanh Niên Tình Nguyện Truyền Đạo Địa hạt Việt-nam.
1950-1966 Trước khi du học tại Phi-luật-tân.
Đảm nhận Tổng Thư ký và Thủ quỉ Địa hạt cho tới năm 1957.
Chủ bút tạp chí Thời Triệu.
Giảng viên chương trình phát thanh Tiếng Nói Hy Vọng cho toàn Miền Nam Viêt-nam.
Giáo sư trường Kinh Thánh.
Tuyên úy Bệnh Viện Cơ-Đốc Sai-gòn.
Mục sư Chủ tọa Hội thánh Trung Ương Phú Nhuận.
Nhuận chánh bản dịch Con Đường Hạnh Phúc (Step to Christ), tức Con Đường Giải thóat.
Dịch cuốn The Market Bible, “Từ Mẫu Tâm”.
Ban Viên Ban Trị Sự Địa hạt.
Thành viên Ban Trị Sự Bệnh Viện Cơ-Đốc Sai-gòn.
Thông dịch viên cho chiến dịch Bố Đạo Shubert tại Đà-lạt.
Dự khóa hè của Seventh-day Adventist Theological Seminary
tại Manila, Philippines.
1957 Thụ phong Mục sư.
1962 Dự khóa hè Andrews University tại Manila.
1962 Thông dịch viên Chiến Dịch Bố Đạo của Giáo sĩ Dan Guild tại Đà-lạt.
Đậu bằng Senior High School của Singapore do Liên Hiệp Hội Đông Nam Á Cơ-Đốc Phục-Lâm cấp.
Năm 1966
Tuyên Úy Quân Y Đoàn Việt-nam.
1966-1969 Thời kỳ Du học tại Phi-luât-tân.
Tiếp tục đảm nhận chương trình phát thanh Tiếng Nói Hy Vọng cho toàn cõi Miền Nam Việt-nam.
Dịch bài Tiếng Nói Tiên Tri của Mục sư D. Guild.
1968 Đạt bằng Cử Nhân Triết sử của Philippine Union College.
1969 Đậu bằng Cao-học Triết sử của Philippine Union College với luận án “Nghiên cứu Lịch sử Cơ-Đốc Hội thánh Cơ-Đốc Phục-Lâm tại Việt-nam 1929-1959.”
1969-1975 Sau thời kỳ du học đến ngày di cư sang Hoa-kỳ.
Trưởng bộ Giáo dục Giáo-hạt Việt-nam.
Giám đốc Trường Kinh Thánh.
Hiệu trường Trường Trung Tiểu Học Cơ-Đốc.
Tuyên Úy Tin Lành Giáo.
Ủy viên Hội đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt-nam.
Đạt Huy chương bằng Rừng Hướng Đạo Việt-nam.
Dịch loạt bài học The Light of the World của bà Beatrice Neall.
Dự khóa Dịch Kinh Thánh của Thánh Kinh Hội tại Đà-lạt.
Được Thánh Kinh Hội mời làm Ban viên dịch Kinh Thánh ra tiếng Việt Phổ Thông Hiện Đại, nhưng Mục sư từ chối vì trách vụ của Giáo hạt quá nhiều.
Giám-đốc Đại học Đông Nam Á chi nhánh Việt-nam dự trù xây dựng tại Thủ Đức.
Tổng Thư ký Địa hạt Việt-nam đầu tiên do Đại hội bất thường của Địa hạt Việt-nam, vì chính phủ Việt-nam sắp sụp đổ.
23-4-1975 Bàn giao và giã từ Ban Giám hiệu trường Trung Tiểu Học Cơ-Đốc một ngày trước khi rời Quê hương mến yêu vì chiến tranh. Cuộc giã từ chia ly cảm động chưa từng thấy với ngôi trường và giáo chức mến yêu. Cũng tại nơi đây song thân của Mục sư còn lưu lại với quê hương Đất Tổ.
1975-2012 Từ khi di cư sang Mỹ đến nay
1975-1977 Tòng học tại Andrews University với chương trình Tiến sĩ ngành Quản trị Học Đường và Luận án đề nghị:
“Chương trình song ngữ và song văn hóa cho học sinh Việt-nam tại Grand Rapids, Michigan.”
1977 Hiệu Trưởng trường Paso Robles Academy, California.
1978-1980 Mục sư Chủ tọa Hội thánh Glendale.
Thư ký Hội đồng Bảo trợ Người Tỵ nạn Đông Dương.
1980-1987 Chủ tọa Hội thánh Loma Linda, sáng lập chi hội Santa Ana.
1987 Chuẩn bị chương trình phát thanh Tiếng Nói Hy Vọng về Việt-nam nhưng không thành công.
1987 Về hưu
1988 Viết sử Giáo hội Cơ-Đốc Phục-Lâm Việt-nam, Miên, Lào cho quyển sách đề tựa: “Lich sử Phong Trào Cơ-Đốc Phục-Lâm tại các Quốc Gia Á Châu.”
1989 Tốt nghiệp Tiến sĩ Giáo-dục với luận án chuyên đề: “Lịch sử Giáo dục Cơ-Đốc Phục-Lâm VN”
1990 Chủ bút báo Con Đường Sống tại Hoa-kỳ.
Trong thời gian nghỉ hưu ở Hoa Kỳ, Mục Sư dành hết thì giờ vào việc viết sách qua máy vi tính. Dự định của Mục Sư là sau khi hoàn tất sẽ in ra thành sách lưu lại cho thế hệ mai sau. Thế nhưng, vì một trục trặc về kỹ thuật mà tất cả những dữ liệu trong máy vi tính bị xóa mất vĩnh viễn làm tiêu tan hết một công trình đồ sộ mà Người đã bỏ ra biết bao công sức , tâm huyết, trí tuệ của mình vào đó. Sự kiện này làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của Mục Sư. Kể từ đó Mục Sự không còn đứng trên tòa giảng để ban phát lời Chúa cho chúng ta nữa. Đây là một mất mác vô cùng lớn lao cho những ai đã từng nghe những bài giảng luận sâu sắc uyên thâm của Mục Sự qua Thánh Kinh, qua triết lý của Khổng Phu Tử, Lão Tử, Aristote, Platon, Descard và Jean Paul Chard v.v…
Mục Sư Lê Hựu, một Mục Sư có học vị cao nhất trong Giáo Hạt CDPL VN nhưng Ông rất khiêm tốn và nhã nhặn. Một người chủ chiên khả kính, hiền lành, nhân ái lúc nào cũng sống hết mình cho tha nhân.
Đằng sau người đàn ông thành công lúc nào cũng có bóng dáng một người phụ nữ. Người phụ nữ tam tòng tứ đức đó chính là Bà Lê Hựu, Bà "Tú Xương" thời nay đã cùng chồng gánh vác mọi việc trong gia đình, nuôi nấng dạy dỗ các con ăn học thành tài. Sự tận tụy hy sinh cho chồng, nâng đỡ khuyến khích của Bà đã góp phần không nhỏ cho công việc phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Các con của Mục Sư cũng là những người trí thức khôn ngoan, hiếu thảo đã cùng Mẹ mình lo chăm sóc chu đáo cho Mục Sư, nhờ đó mà Mục Sự được sống thọ cho đến 92 tuổi như hôm nay. Sau thời gian dài nằm Viện Dưỡng Lão với chứng áp huyết cao, Mục Sự đã được Chúa gọi về lúc 9:08 tối sa-bát thứ 6 ngày 11 tháng 5 năm 2012 tại Vista Cove Care Center, thành phố Corona tiểu bang California, USA.
Mục Sự ra đi để lại muôn vàng tiếc thương cho tất cả tín hữu khắp năm châu và đặc biệt vợ con yêu dấu của Mục Sư:
Vợ: Cụ Bà Nguyễn Thị Hồ
Trưởng nữ : Lê thị Túy Hoa, chồng và hai con.
Trưởng nam: Lê Hữu Chí, vợ và bốn con.
Thứ nữ: Lê Xuân Hương và chồng.
Thứ nữ: Lê Hoàng Yến, chồng và hai con.
Thứ nữ: Lê thị Thúy Nga, chồng bốn con và ba cháu.
.
Mục Sự ra đi để lại muôn vàng tiếc thương cho tất cả tín hữu khắp năm châu và đặc biệt vợ con yêu dấu của Mục Sư:
Vợ: Cụ Bà Nguyễn Thị Hồ
Trưởng nữ : Lê thị Túy Hoa, chồng và hai con.
Trưởng nam: Lê Hữu Chí, vợ và bốn con.
Thứ nữ: Lê Xuân Hương và chồng.
Thứ nữ: Lê Hoàng Yến, chồng và hai con.
Thứ nữ: Lê thị Thúy Nga, chồng bốn con và ba cháu.
.
Những gì tôi biết về Thầy Lê Hựu
Đỗ Xuân Thảo
Trong vòng hơn một tháng cộng đồng Cơ Đốc Phục Lâm hải ngoại đã mất hai người con yêu của Chúa. Giáo hội CĐPL Việt nam trong ngoài nước tiếc thương sự ra đi của hai người tôi tớ thượng thọ cao niên. Mục sư Phạm Thiện đi trước, Mục sư Lê Hựu theo sau, cả hai đều ngủ yên trong ngày sa-bát, một đi lúc đầu giờ một tạm biệt lúc tịch dương. Cả hai trọn đời hầu việc Chúa từ khi rời Học viện Thánh kinh ở tuổi 21 (1941) cho đến lúc lìa đời ở tuổi 92 (2012). Cả hai đều được ơn dư dật khi còn sống, trước lúc nghỉ an lại được chăm sóc trong vòng tay ôm ấp đầm ấm của người thân và bà con tín hữu gần xa. Với tư cách một tín đồ luôn ngưỡng mộ cuộc đời hầu việc và lối sống của hai người tiền bối, tôi đã có bài viết tạm biệt Mục sư Phạm Thiện, nay xin có đôi dòng viết về Mục sư Lê Hựu những gì tôi biết và nghe về Thầy từ khi tôi định cư tại Cali.
Khác với các mục sư hầu việc Chúa trong giáo hội CĐPL Việt nam, thầy Lê Hựu được bà con tín đồ biết đến không hẳn chỉ là một mục sư truyền giảng, một chủ tọa hội thánh từ những ngày đầu hồi thập niên’60 tại quê nhà mà do ân tứ Chúa ban khi ra hải ngoại ông được nhìn nhận như một nhà giáo dục Cơ đốc chuyên nghiệp, đã từng làm Hiệu Trưởng trường Paso Robles Academy California, và đạt học vị cao nhất trong ngành là Tiến sĩ Giáo Dục (Ed D.) được cấp phát văn bằng tại Mỹ, trở thành người đầu tiên duy nhất của Hội thánh người Việt có vinh dự này. Điều đáng nói là dù có sở học uyên thâm cao trọng như vậy, nhưng trước sau thầy Lê Hựu vẫn là một tôi tớ khiêm cung, một thầy giảng uyên bác, một nhà giáo dục nhiệt thành, một chủ tọa rất được lòng tín đồ, một nhà quản trị hội thánh giàu kinh nghiệm, là chủ chăn hiền lành, nhỏ nhẹ, là chủ gia đình gương mẫu, sống hết lòng vì Chúa và quan tâm đến tha nhân.
Ông vẫn là một khuôn mặt rất được ưu ái và nhắc nhở dù sau này ông đã về hưu và từ khi có căn bệnh suy giảm trí nhớ tuy ít giao tiếp thường xuyên nhưng những buổi nhóm hàng tuần, những lễ lạc sinh hoạt của hội thánh ông vẫn cùng cô Sáu (bà mục sư) tham dự đều đặn và biểu lộ niềm vui mỗi lần thăm gặp tuy chỉ bằng những nụ cười ánh mắt trên nét mặt hiền hòa nhân hậu nhưng vẫn toát ra cái tình của người anh cả cao niên trong Đấng Cơ-Đốc. Tôi nghe nói không phải chỉ qua những bài giảng của ông và công việc chủ tọa hội thánh người Việt đầu tiên trên đất Mỹ, mà những cựu tín đồ người Việt tha hương ngày ấy vẫn còn hay nhắc nhớ công khó của ông khi phải lo cho những người anh chị em của mình những ngày đầu hội nhập nơi đất mới.
Tôi biết có một thân hữu sau này cùng đi nhà thờ tôi, anh nghe đạo có khi trước cả tôi, nhưng cả chục năm sau anh mới ngỏ ý xin làm báp-têm, ấy vậy mà dù có mục sư chủ tọa, anh vẫn đòi và mời mục sư Lê Hựu đến làm lễ xưng nhận đức tin cho anh. Anh nói với tôi, “Tôi kén thầy Lê Hựu cũng là để tạ lỗi với thầy khuyên hoài mà tôi vẫn chưa cảm động.” Tình thầy trò đệ tử thời nay như vậy là quá quý.
Là nhà giáo dục nghe nói thầy cũng có nhiều công trình khảo cứu rất giá trị, định khi về hưu có thì giờ sẽ triển khai cho hoàn chỉnh, nhưng do trục trặc kỹ thuật trong máy tính của thầy toàn bộ công trình đã bị xóa, điều này làm thầy có buồn lòng và phần nào hệ lụy đến sức khỏe của thầy lúc cao niên, nghe vậy thì có người nói thôi tiếc làm gì nhưng với thầy vốn là người hiếu học, muốn để lại cái gì cho con cháu mai sau, bảo sao thầy không đau không tiếc.
Nay thì thầy đã đi xa, mọi chuyện trần gian chỉ là hư ảo, có chăng là chút tình người trang trải cho nhau. Việc này thì thầy đã làm trọn, việc đạo việc đời chẳng còn vướng bận, người đầy tớ ngay lành thanh thản ngủ an chờ gặp dung nhan Chúa trong ngày hồi lai vinh hiển.
Mấy lời thô thiển những gì nghe biết về Thầy có sao viết vậy xin Thầy hiểu cho.
Đỗ Xuân Thảo
BÁC LÀ LINH HƯỚNG – LÀ NGƯỜI THẦY NHÂN HẬU!
Một học sinh trường Cơ Đốc,
Thương tiếc Bác Lê Hựu!
Thương tiếc Bác Lê Hựu!
Bác ngủ bình yên giữa mọi người,
Thỏa lòng phút cuối trọn niềm vui.
Giữa vòng tay ấm gia đình nhỏ,
Giữa những trái tim, giữa ngậm ngùi.
Bác để lại đây những mái đầu,
Một thời thơ dại vẫn đậm sâu.
Mái trường Cơ-Đốc ngày xưa cũ,
Tìm cả cuộc đời, biết ở đâu?
Hiệu trưởng không cho gọi bằng “Thầy”,
Bởi gia đình Bác chính là đây!
Học trò mỗi đứa là con cháu,
Mới hiểu tình thương Bác thật đầy!
Đã có biết bao đứa học trò,
Đường đời vạn nẻo những âu lo,
Vẫn luôn thương nhớ ngôi trường cũ,
Bao kỷ niệm đời, Bác đã cho!
Bác chẳng bon chen với cuộc đời,
Mặc cho thế sự, mặc người vui!
Hy sinh vì Chúa, vì bầy nhỏ,
Cống hiến âm thầm, chẳng nghỉ ngơi!
Tôi tớ trung thành của Chúa Cha,
Mỗi người mỗi cảnh phải trải qua.
Như Giăng còn chết trong ngục tối,
Phần Bác xong rồi cuộc chạy xa!
Bác đã đi rồi, đã ngủ yên,
Quẳng gánh đau thương, gánh muộn phiền.
Rũ bỏ nặng nề và đau đớn,
Nhẹ nhàng thân xác, một trời riêng.
Vĩnh biệt Bác rồi, Bác của con,
Bác là Linh hướng của đời con,
Vị Thầy nhân ái, cho con chữ,
Gương Bác trung thành, nguyện sắc son!
Thỏa lòng phút cuối trọn niềm vui.
Giữa vòng tay ấm gia đình nhỏ,
Giữa những trái tim, giữa ngậm ngùi.
Bác để lại đây những mái đầu,
Một thời thơ dại vẫn đậm sâu.
Mái trường Cơ-Đốc ngày xưa cũ,
Tìm cả cuộc đời, biết ở đâu?
Hiệu trưởng không cho gọi bằng “Thầy”,
Bởi gia đình Bác chính là đây!
Học trò mỗi đứa là con cháu,
Mới hiểu tình thương Bác thật đầy!
Đã có biết bao đứa học trò,
Đường đời vạn nẻo những âu lo,
Vẫn luôn thương nhớ ngôi trường cũ,
Bao kỷ niệm đời, Bác đã cho!
Bác chẳng bon chen với cuộc đời,
Mặc cho thế sự, mặc người vui!
Hy sinh vì Chúa, vì bầy nhỏ,
Cống hiến âm thầm, chẳng nghỉ ngơi!
Tôi tớ trung thành của Chúa Cha,
Mỗi người mỗi cảnh phải trải qua.
Như Giăng còn chết trong ngục tối,
Phần Bác xong rồi cuộc chạy xa!
Bác đã đi rồi, đã ngủ yên,
Quẳng gánh đau thương, gánh muộn phiền.
Rũ bỏ nặng nề và đau đớn,
Nhẹ nhàng thân xác, một trời riêng.
Vĩnh biệt Bác rồi, Bác của con,
Bác là Linh hướng của đời con,
Vị Thầy nhân ái, cho con chữ,
Gương Bác trung thành, nguyện sắc son!
DQT
Hình chụp chung với Bác Hựu trước khi lên đường đi cứu trợ bão lụt Miềm Trung 1972
( Anh Phan Anh Dũng cho biết: Người đứng bên tay trái của MS Lê Hựu là LÊ CÔNG KỶ một học sinh trường Cơ Đốc (Học chung lớp 9 với Phan Anh Dũng, Lê Công Đức, Lê Toàn Minh, Phạm Minh triết... Tham gia Thám Hiểm Đoàn và Đoàn trưởng lúc đó là anh Lê Minh Khải. Hiện nay Kỷ đang sinh sống với vợ tại Đan Mạch.)
Quí Anh Chị nào có hình với Ms Lê Hựu và Trường CDPL Đất Mới muốn chia sẻ xin gởi về tinhuu.net
From: quyendinhhuu@gmail.com
To: nguyenquangminh1@aol.com
Sent: 5/13/2012 7:35:31 P.M. Pacific Daylight Time
Subj: Kinh vieng Trưởng Lê Hựu
To: nguyenquangminh1@aol.com
Sent: 5/13/2012 7:35:31 P.M. Pacific Daylight Time
Subj: Kinh vieng Trưởng Lê Hựu
Mục Sư của Tình Thương
Mục Sư Lê Hựu của tình thương,
Ráng sức chạy xong hết đoạn đường.
Dịch sách Tiên Tri ra tiếng Việt,
Giải lời Kinh Thánh rõ như gương.Giê-su sáng tỏ trong muôn lối,
Cứu Chúa phơi bày khắp tứ phương.
Cỏi tạm giờ đây xin giã biệt,
Chờ ngày Chúa Đến sẽ nghinh Vương.
Nguyễn Thành Ngọc và gia đình
vô cùng thương tiếc Cụ Mục Sư
Tiến Sĩ Lê Hựu.
Mục Sư Lê Hựu của tình thương,
Ráng sức chạy xong hết đoạn đường.
Dịch sách Tiên Tri ra tiếng Việt,
Giải lời Kinh Thánh rõ như gương.Giê-su sáng tỏ trong muôn lối,
Cứu Chúa phơi bày khắp tứ phương.
Cỏi tạm giờ đây xin giã biệt,
Chờ ngày Chúa Đến sẽ nghinh Vương.
Nguyễn Thành Ngọc và gia đình
vô cùng thương tiếc Cụ Mục Sư
Tiến Sĩ Lê Hựu.
Năm 1987, Mục Sư Tiến sĩ Lê-Hựu đã bất thần thăm viếng nhóm tín hữu Lancaster, PA. Gia đình chúng tôi được vinh dự đón tiếp Mục Sư.
Mục sư dáng trẻ trung, nhanh nhẹn, thân thể chắc nịch, lúc nào cũng có nụ cười hiền hoà trên môi. Người đã dành trọn thì giờ giảng dạy, trò chuyện cùng nhóm tín hữu rất mới, khoảng 20 người. Sau giờ nhóm, Mục Sư còn chia xớt những kinh nghiệm hầu việc Chúa cho tôi để áp dụng hữu hiệu trong những ngày tháng sắp tới.
Tuy rằng thời gian thăm viếng ngắn ngũi nhưng cảm tình của chúng tôi với Mục Sư càng lúc càng thân mật hơn. Mỗi sáng, Mục Sư thức dậy thật sớm, người chạy bộ chung quanh khu vực làng Lancaster với cánh đồng bắp còn xanh, trên con đường đồi nhấp nhô, trong ánh mặt trời vừa tỏ rạng.
Ngày từ giã, Mục Sư ân cần khuyến khích chúng tôi kiên trì hầu việc Chúa. Lời cầu nguyện của người hôm đó như vẫn còn văng vẵng bên tai.
Hôm nay Cụ đã được Chúa cho nghĩ ngơi, chúng tôi mừng cho Cụ vì công đức Chúa giao cho, người đã làm tròn mỹ mãn. Nhưng cũng rất buồn vì từ nay đã mất đi một người Thầy kính yêu.
Cầu xin Cha Từ Ái gìn giữ Mục Sư trong giấc ngủ cho đến ngày Cơ Đốc Phục Lâm, là ngày Mục Sư , Chúa và tất cả con dân trung thành chờ đợi sẽ tay bắt mặt mừng.
Mục sư dáng trẻ trung, nhanh nhẹn, thân thể chắc nịch, lúc nào cũng có nụ cười hiền hoà trên môi. Người đã dành trọn thì giờ giảng dạy, trò chuyện cùng nhóm tín hữu rất mới, khoảng 20 người. Sau giờ nhóm, Mục Sư còn chia xớt những kinh nghiệm hầu việc Chúa cho tôi để áp dụng hữu hiệu trong những ngày tháng sắp tới.
Tuy rằng thời gian thăm viếng ngắn ngũi nhưng cảm tình của chúng tôi với Mục Sư càng lúc càng thân mật hơn. Mỗi sáng, Mục Sư thức dậy thật sớm, người chạy bộ chung quanh khu vực làng Lancaster với cánh đồng bắp còn xanh, trên con đường đồi nhấp nhô, trong ánh mặt trời vừa tỏ rạng.
Ngày từ giã, Mục Sư ân cần khuyến khích chúng tôi kiên trì hầu việc Chúa. Lời cầu nguyện của người hôm đó như vẫn còn văng vẵng bên tai.
Hôm nay Cụ đã được Chúa cho nghĩ ngơi, chúng tôi mừng cho Cụ vì công đức Chúa giao cho, người đã làm tròn mỹ mãn. Nhưng cũng rất buồn vì từ nay đã mất đi một người Thầy kính yêu.
Cầu xin Cha Từ Ái gìn giữ Mục Sư trong giấc ngủ cho đến ngày Cơ Đốc Phục Lâm, là ngày Mục Sư , Chúa và tất cả con dân trung thành chờ đợi sẽ tay bắt mặt mừng.
Thành kính phân ưu.
Nguyễn Thành Ngọc.
NHỮNG NĂM THÁNG TÔI KHÔNG QUÊN.
Đỗ Tuấn
1981- 12:30 trưa ngày 30 tháng 6. Tôi đến Ontario Airport sau một giờ bay từ San Francisco. Mới hôm trước, tôi vừa có một hành trình dài từ Manila, Philippines để đi định cư tại California, Hoa Kỳ, nhờ sự bảo trợ của Ms. Lê Hựu tại Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam, Loma Linda. Vừa ra khỏi máy bay, tôi đang hoang mang và dáo dác không biết ai sẽ đón mình, thì một vị đứng tuổi, tóc hoa râm, với một giọng nói khỏe, tiến đến gần và hỏi tôi:
- Có phải cháu là Đỗ Tuấn không?
- Tôi vui mừng trả lời: Dạ thưa Bác, cháu là Đỗ Tuấn.
- Bác là Mục Sư Lê Hựu, người bảo trợ của cháu. Mừng cháu đến Hoa Kỳ.
Mục Sư bắt tay tôi và đưa tôi ra xe. Trên đường, MS hỏi tôi về hành trình trước đây tôi rời Việt Nam thế nào. Sau đó, MS. cho biết đã sắp xếp chỗ ở cho tôi với một gia đình người Việt tại Loma Linda.
Điều ngạc nhiên, thay vì đưa tôi thẳng về nhà, MS dừng xe trước một nhà hàng Trung Hoa tại Loma Linda và đãi tôi một bữa ăn rất ngon mà đã hơn 18 tháng trước, từ khi làm người ty nạn ở các trại tập trung Thái Lan và Philippines tôi chưa từng có được một bữa ăn ngon như vậy.
Đây là những năm tháng tôi không quên.
1982- Một ngày Sa-bát, sau giờ thờ phượng, tôi theo gia đình MS về nhà ăn trưa để buổi chiều sẽ cùng Ông Bà MS và một số tín hữu đi thăm viếng các gia đình tín đồ cũ tại Orange County.
Tôi rất vui mừng với những ngày Sa-bát được về với gia đình MS. Bà Lê Hựu rất khéo léo, tỉ mỉ và chu đáo, chăm sóc bữa ăn cho các tín hữu, trong đó có tôi. Chương trình thăm viếng và thông công tại Orange County suốt cả buổi chiều ngày Sa-bát luôn được ơn phước Chúa. Đây là bước đầu mở đường cho Hội Thánh Loma Linda sau nầy tiếp tục phát triển tại Orange County.
Đây là những năm tháng tôi không quên.
1983- Một ngày Sa-bát. Bài giảng hôm nay của MS Lê Hựu về: “Ai Dại Ai Khôn” và “Sự thông biết Đức Chúa Trời đem lại sự sống đời đời.”
Tôi vốn là người theo Tây học tự nhỏ, tôi không rành về Khổng học và Nho học. Tôi rất thích thú với những bài giảng mà MS khéo léo kết hợp Cơ Đốc Giáo và Khổng học, với Nhân, Nghiã, Lễ, Trí, Tín. Tôi biết ơn MS vì MS đã chỉ dạy cho tôi những bài học về đạo đức Cơ Đốc cùng với nền tảng văn hóa của người Việt từ hàng ngàn năm qua.
Đây là những năm tháng tôi không quên.
1984- Vào tháng Tư. Còn 2 tháng nữa tôi tốt nghiệp Bachelor sau 3 năm tận lực học tập và làm việc để tự chu cấp cho mình. Lúc nầy tôi còn độc thân. Gần tới kỳ thi cuối khóa, có những ngày Sa-bát tôi vắng nhà thờ.
MS lo lắng không biết có gì xảy đến với tôi không. Ông MS và Bà đến thăm tôi, thấy tôi gầy đi vì lo học và làm việc. MS khuyên tôi nên giảm bớt giờ làm việc và chỉ tập trung vào học mà thôi. Rồi MS nói: “Nếu cháu cần tiền xoay xở thì cho Bác biết, Bác sẽ giúp cháu. Cháu nhớ dành thì giờ đi thờ phượng Chúa vào ngày Sa-bát.”
Đây là những năm tháng tôi không quên.
1989- Mùa hè. Năm ấy MS Lê Hựu lấy Học vị Tiến sĩ. MS gửi giấy mời tôi đến chia vui với MS nhân ngày lễ nhận bằng tại Đại Học Riverside.
Tôi rất hối tiếc vì không tham dự được, do phải đi công tác xa nhà, nhưng tôi không dám thông báo với MS.
Vài tuần sau, tôi ghé thăm và chúc mừng MS. Gặp tôi, Ms nắm tay tôi, kéo ra sân và hỏi: “Tuấn có buồn và giận gì Bác không? Sao Bác không thấy cháu đến chia vui với Bác trong ngày lễ phát bằng.” Tôi xin lỗi MS vì phải đi công tác xa nhà. Trong thâm tâm, tôi biết MS rất quí tôi nên mới hỏi tôi như vậy.
Đây là những năm tháng tôi không quên.
1999- Mười năm trời trôi qua. Một ngày Sa-bát nọ, tôi gặp MS và Bà tại Hội Thánh El Monte. Tôi đến chào thưa Ông Bà. Bây giờ MS trở nên ít nói. Tuy nhiên, MS gặp tôi và lộ rõ nét mừng vui. MS nói: “Lâu quá mới gặp Tuấn. Gia đình và Ba Má Tuấn có mạnh khỏe không?” Lần ấy, tôi rất xúc động khi gặp lại MS và Bà Lê Hựu.
Đây là những năm tháng tôi không quên.
2003- Cuối năm. Cũng tại Hội Thánh El Monte, tôi gặp lại MS và Bà. Tôi đến chào thăm. Lần ấy MS càng ít nói hơn. MS không còn nhận ra tôi nữa. Tôi rất buồn và xúc động.
Đây là những năm tháng tôi sẽ không quên.
2012- Hôm nay Sunday May 13th. Gia đình tôi nhận được hung tin MS Lê Hựu đã ngủ yên trong Chúa vào 9:08 pm, ngày 11 tháng 5 tại Vista Cove Care Center.
Tôi vô cùng xúc động, tôi tự nhủ rằng, đây sẽ là ngày, tháng, năm mà tôi mãi mãi sẽ không bao giờ quên trong đời.
Đỗ Tuấn
----
- Có phải cháu là Đỗ Tuấn không?
- Tôi vui mừng trả lời: Dạ thưa Bác, cháu là Đỗ Tuấn.
- Bác là Mục Sư Lê Hựu, người bảo trợ của cháu. Mừng cháu đến Hoa Kỳ.
Mục Sư bắt tay tôi và đưa tôi ra xe. Trên đường, MS hỏi tôi về hành trình trước đây tôi rời Việt Nam thế nào. Sau đó, MS. cho biết đã sắp xếp chỗ ở cho tôi với một gia đình người Việt tại Loma Linda.
Điều ngạc nhiên, thay vì đưa tôi thẳng về nhà, MS dừng xe trước một nhà hàng Trung Hoa tại Loma Linda và đãi tôi một bữa ăn rất ngon mà đã hơn 18 tháng trước, từ khi làm người ty nạn ở các trại tập trung Thái Lan và Philippines tôi chưa từng có được một bữa ăn ngon như vậy.
Đây là những năm tháng tôi không quên.
1982- Một ngày Sa-bát, sau giờ thờ phượng, tôi theo gia đình MS về nhà ăn trưa để buổi chiều sẽ cùng Ông Bà MS và một số tín hữu đi thăm viếng các gia đình tín đồ cũ tại Orange County.
Tôi rất vui mừng với những ngày Sa-bát được về với gia đình MS. Bà Lê Hựu rất khéo léo, tỉ mỉ và chu đáo, chăm sóc bữa ăn cho các tín hữu, trong đó có tôi. Chương trình thăm viếng và thông công tại Orange County suốt cả buổi chiều ngày Sa-bát luôn được ơn phước Chúa. Đây là bước đầu mở đường cho Hội Thánh Loma Linda sau nầy tiếp tục phát triển tại Orange County.
Đây là những năm tháng tôi không quên.
1983- Một ngày Sa-bát. Bài giảng hôm nay của MS Lê Hựu về: “Ai Dại Ai Khôn” và “Sự thông biết Đức Chúa Trời đem lại sự sống đời đời.”
Tôi vốn là người theo Tây học tự nhỏ, tôi không rành về Khổng học và Nho học. Tôi rất thích thú với những bài giảng mà MS khéo léo kết hợp Cơ Đốc Giáo và Khổng học, với Nhân, Nghiã, Lễ, Trí, Tín. Tôi biết ơn MS vì MS đã chỉ dạy cho tôi những bài học về đạo đức Cơ Đốc cùng với nền tảng văn hóa của người Việt từ hàng ngàn năm qua.
Đây là những năm tháng tôi không quên.
1984- Vào tháng Tư. Còn 2 tháng nữa tôi tốt nghiệp Bachelor sau 3 năm tận lực học tập và làm việc để tự chu cấp cho mình. Lúc nầy tôi còn độc thân. Gần tới kỳ thi cuối khóa, có những ngày Sa-bát tôi vắng nhà thờ.
MS lo lắng không biết có gì xảy đến với tôi không. Ông MS và Bà đến thăm tôi, thấy tôi gầy đi vì lo học và làm việc. MS khuyên tôi nên giảm bớt giờ làm việc và chỉ tập trung vào học mà thôi. Rồi MS nói: “Nếu cháu cần tiền xoay xở thì cho Bác biết, Bác sẽ giúp cháu. Cháu nhớ dành thì giờ đi thờ phượng Chúa vào ngày Sa-bát.”
Đây là những năm tháng tôi không quên.
1989- Mùa hè. Năm ấy MS Lê Hựu lấy Học vị Tiến sĩ. MS gửi giấy mời tôi đến chia vui với MS nhân ngày lễ nhận bằng tại Đại Học Riverside.
Tôi rất hối tiếc vì không tham dự được, do phải đi công tác xa nhà, nhưng tôi không dám thông báo với MS.
Vài tuần sau, tôi ghé thăm và chúc mừng MS. Gặp tôi, Ms nắm tay tôi, kéo ra sân và hỏi: “Tuấn có buồn và giận gì Bác không? Sao Bác không thấy cháu đến chia vui với Bác trong ngày lễ phát bằng.” Tôi xin lỗi MS vì phải đi công tác xa nhà. Trong thâm tâm, tôi biết MS rất quí tôi nên mới hỏi tôi như vậy.
Đây là những năm tháng tôi không quên.
1999- Mười năm trời trôi qua. Một ngày Sa-bát nọ, tôi gặp MS và Bà tại Hội Thánh El Monte. Tôi đến chào thưa Ông Bà. Bây giờ MS trở nên ít nói. Tuy nhiên, MS gặp tôi và lộ rõ nét mừng vui. MS nói: “Lâu quá mới gặp Tuấn. Gia đình và Ba Má Tuấn có mạnh khỏe không?” Lần ấy, tôi rất xúc động khi gặp lại MS và Bà Lê Hựu.
Đây là những năm tháng tôi không quên.
2003- Cuối năm. Cũng tại Hội Thánh El Monte, tôi gặp lại MS và Bà. Tôi đến chào thăm. Lần ấy MS càng ít nói hơn. MS không còn nhận ra tôi nữa. Tôi rất buồn và xúc động.
Đây là những năm tháng tôi sẽ không quên.
2012- Hôm nay Sunday May 13th. Gia đình tôi nhận được hung tin MS Lê Hựu đã ngủ yên trong Chúa vào 9:08 pm, ngày 11 tháng 5 tại Vista Cove Care Center.
Tôi vô cùng xúc động, tôi tự nhủ rằng, đây sẽ là ngày, tháng, năm mà tôi mãi mãi sẽ không bao giờ quên trong đời.
Đỗ Tuấn
No comments:
Post a Comment