Có lần tôi thiếu tập trung, trong lúc tuổi già nặng tai, lại ngồi xa nên không nghe rõ, tôi chỉ thoáng nghe một mục sư nói rằng: “Phao lô được ví như chim thiên nga biết hót.” Lần đầu được nghe ý tưởng nầy, cho nên gần cả buổi nhóm trong đầu tôi cứ lẩn vẩn mãi ý tưởng ấy.
Theo tôi biết thiên nga là giống ngỗng trời, chữ Hán gọi là chim hồng chim hộc, thành ngữ Việt Nam có câu: “nhẹ tợ lông hồng”. Thiên nga là loài chi thiên di, cứ đầu mùa đông chúng rời bỏ miền bắc bay vào phương nam để tránh đông. Thực ra loài ngỗng không biết hót, chỉ có tiếng kêu chẳng hay ho gì.
Thiên nga biết hót?
Trong sách có câu: “Con chim sắp chết cất tiếng kêu thương, Con người sắp chết nhiều lời nói phải!” (Nguyên văn chữ Hán: “Điểu chi tương tử kỳ minh giả ai, nhân chi tương tử kỳ ngôn giả thiện”) cho nên người đời rất trân trọng lời nói của người lúc lâm chung!
Tôi suy luận thấy rằng, ý tưởng “thiên nga biết hót” nầy lại nằm trong sách Ti-mô-thê thứ hai mà diễn giả dùng chia xẻ... Ti-mô-thê là lá thư mà Phao lô viết gởi cho “đệ tử ruột” của ông trong khi Phao lô đang bị cầm tù ở Rô-ma. Đây là những lời nói cuối cùng với Ti-mô-thê, trong lúc ông biết chắc mình sắp “tuận đạo”, cùng thời gian (trước hoặc sau) với sứ đồ Phi-e-rơ lúc bạo chúa Neron, hoàng đế La-mã, vị hoàng đế khét tiếng gian ác, ngông cuồng, tư tưởng bệnh hoạn...đã tự đốt kinh thành Rô-ma để được chiêm ngưỡng ngọn lửa hùng tráng bừng bừng để tìm cảm hứng... và sau đó đổ tội cho tín đồ Cơ Đốc giáo để thảm sát họ. (Theo tương truyền).
Chúng ta hãy suy gầm một câu nói vĩ đại của con người vĩ đại ấy: “Về phần ta, ta đang bị đổ ra làm lễ quán, giờ qua đời của ta đã gần rồi. Ta ĐÃ chiến đấu trong một trận chiến anh dũng, hoàn tất cuộc chạy, ĐÃ giữ được đức tin. Từ nay mão triều thiên công chính ĐÃ dành sẵn cho ta...” II Ti-mô-thê 4:6-8
Vì sao câu nói trên lại được ví là “thiên nga biết hót” ?
Vị sứ đồ của chúng ta đã thốt lên những lời đầy TỰ TIN chắc nịch với tấm lòng đầy hào hứng... nắm chắc trong tay – như một bản tường trình dâng lên Thiên Chúa khi đã xong cuộc hành trình, với một giai điệu của một khúc hát khải hoàn!
Trong khi qua bao nhiêu bức thư của ông gởi cho nhiều người hay cho các hội thánh, chúng ta không hề thấy một phong cách lạ như đoạn thơ nầy.
Chúng ta biết rằng Phao lô rất cẩn trọng trong lời nói, luôn dè giữ mình không để cho bản ngã trỗi dậy trong ông. Xét về cuộc đời có rất nhiều điều để tự hào như có lúc ông đã phân trần, tuy vậy ông biết đại ân của Chúa dùng một hiện tượng diệu kỳ trên đường Đa-mách để kêu gọi ông trong lúc ông đang trên đường với mưu mô tội ác. Ta hãy nghe Phao lô né tránh: “Tôi biết một người trong Đấng Christ cách đây 14 năm đã được đem lên đến tầng trời thứ ba (hoặc trong thân thể người, hoặc ngoài...tôi chẳng biết có Đức Chúa Trời biết) được đem lên đến chốn Pa-ra-đi, ở đó, nghe những lời không thể nói, mà không có phép cho người ta nói ra. (II Cô 12:2-5)... tôi chỉ khoe về sự yếu đuối của tôi mà thôi”.
Dầu đã có vài lần ông đã nói với hội thánh Cô-rinh-tô: “hãy bắt chước tôi”, đó như là lời người cha nói với con cái mình, vì thật sự với cuộc sống mẫu mực, yêu thương... của ông đã có đủ tư cách nói lên lời đó.
Mười bốn năm lặng yên không hề mở miệng, chỉ sợ rằng sinh lòng kiêu ngạo... vì cũng đã có cái dằm đâm vào ông, một sứ giả của Sa-tan đã đánh ông... ông tâm sự như vậy.
Một Phao lô luôn hạ mình như vậy cho đến lúc biết chắc rằng sẽ bị Néron giết chết cùng với vị sứ đồ tiền bối Phi-e-rơ, ông cất lên khúc ca khải hoàn. Lần nầy thiên nga cất tiếng hót, trong tiếng hót ấy ẩn chứa một sự mãn nguyện cùng những lời răn dạy quan trọng: bày tỏ dũng khí của một chiến binh thập tự can trường và một vận động viên khổ luyện trên thao trường, để cuối cùng giật giải, giành được vòng nguyệt quế không hề hư mất!
Trong khi qua bao nhiêu bức thư của ông gởi cho nhiều người hay cho các hội thánh, chúng ta không hề thấy một phong cách lạ như đoạn thơ nầy.
Chúng ta biết rằng Phao lô rất cẩn trọng trong lời nói, luôn dè giữ mình không để cho bản ngã trỗi dậy trong ông. Xét về cuộc đời có rất nhiều điều để tự hào như có lúc ông đã phân trần, tuy vậy ông biết đại ân của Chúa dùng một hiện tượng diệu kỳ trên đường Đa-mách để kêu gọi ông trong lúc ông đang trên đường với mưu mô tội ác. Ta hãy nghe Phao lô né tránh: “Tôi biết một người trong Đấng Christ cách đây 14 năm đã được đem lên đến tầng trời thứ ba (hoặc trong thân thể người, hoặc ngoài...tôi chẳng biết có Đức Chúa Trời biết) được đem lên đến chốn Pa-ra-đi, ở đó, nghe những lời không thể nói, mà không có phép cho người ta nói ra. (II Cô 12:2-5)... tôi chỉ khoe về sự yếu đuối của tôi mà thôi”.
Dầu đã có vài lần ông đã nói với hội thánh Cô-rinh-tô: “hãy bắt chước tôi”, đó như là lời người cha nói với con cái mình, vì thật sự với cuộc sống mẫu mực, yêu thương... của ông đã có đủ tư cách nói lên lời đó.
Mười bốn năm lặng yên không hề mở miệng, chỉ sợ rằng sinh lòng kiêu ngạo... vì cũng đã có cái dằm đâm vào ông, một sứ giả của Sa-tan đã đánh ông... ông tâm sự như vậy.
Một Phao lô luôn hạ mình như vậy cho đến lúc biết chắc rằng sẽ bị Néron giết chết cùng với vị sứ đồ tiền bối Phi-e-rơ, ông cất lên khúc ca khải hoàn. Lần nầy thiên nga cất tiếng hót, trong tiếng hót ấy ẩn chứa một sự mãn nguyện cùng những lời răn dạy quan trọng: bày tỏ dũng khí của một chiến binh thập tự can trường và một vận động viên khổ luyện trên thao trường, để cuối cùng giật giải, giành được vòng nguyệt quế không hề hư mất!
Người chiến binh chiến đấu anh dũng trên thao trường thuộc linh.
Kẻ thù của chúng ta là ai? Kẻ thù đó không phải bằng xương bằng thịt, mà là kẻ vô hình đầy mưu mô thủ đoạn – chúng ta đối mặt cùng “chủ quyền, cùng thế lực, cùng các vua chúa của thế gian mờ tối nầy; cùng các thần dữ ở các miền trên trời ...” (Ê-phê-sô 6:12; II Cô 10:4, 5) Vậy nên hãy trang bị khí giới của Đức Chúa Trời là lời của Ngài để đủ dũng khí địch cùng mưu kế của kẻ ác.
Kẻ thù của chúng ta là ai? Kẻ thù đó không phải bằng xương bằng thịt, mà là kẻ vô hình đầy mưu mô thủ đoạn – chúng ta đối mặt cùng “chủ quyền, cùng thế lực, cùng các vua chúa của thế gian mờ tối nầy; cùng các thần dữ ở các miền trên trời ...” (Ê-phê-sô 6:12; II Cô 10:4, 5) Vậy nên hãy trang bị khí giới của Đức Chúa Trời là lời của Ngài để đủ dũng khí địch cùng mưu kế của kẻ ác.
Phao lô kêu gọi: “Hãy cùng ta chịu khổ như một người lính giỏi của Đức Chúa Giê-su Christ” (II Ti-mô-thê 2:3) không kiên chí và giỏi giang thì không thể thắng!
Cũng là một vận động viên khổ công tập luyện trên sa trường thộc linh
Phao lô hứng khởi reo to: Ta đã hoàn tất cuộc chạy, đã giữ được đức tin, hiện nay mão triều thiên vinh hiển đã dành sẵn cho ta.
Trong tư thế một chiến binh ông kêu gọi chúng ta xông pha vào trận chiến! Trong tư thế một vận động viên ông khích lệ chúng ta hãy tự kỷ luật, kiêng kỵ, cần cù để giật giải! Đãi thân thể mình nghiêm khắc, rèn luyện tâm linh, không chịu buông xuôi. (I Cô 9:24 -27).
Trong tư thế một chiến binh ông kêu gọi chúng ta xông pha vào trận chiến! Trong tư thế một vận động viên ông khích lệ chúng ta hãy tự kỷ luật, kiêng kỵ, cần cù để giật giải! Đãi thân thể mình nghiêm khắc, rèn luyện tâm linh, không chịu buông xuôi. (I Cô 9:24 -27).
Anh chị em,
Phao lô, thánh đồ của Chúa, người Anh Cả của chúng ta khích lệ: “Hãy noi gương tôi như tôi noi gương Đấng Christ”.
Trên thế giới đã và đang xảy ra bao biến động kinh hoàng. Trong xã hội môi trường và con người ngày nay đầy gian ác, suy đồi... Hãy đọc kỹ II Ti-mô-thê 3: 1-5 để thấy tỏ tường về lời tiên tri nầy, về xã hội chúng ta đang sống... đó là những báo động về ngày cuối cùng, sắp tận thế!
Nguyện Chúa thêm ơn trên hết thảy anh chị em và tôi để cùng gặp mặt nhau cất tiếng ca khải hoàn trong ngày Cứu Chúa quang lâm!
(Tôi trích Kinh Thánh theo bản “truyền thống hiệu đính”)
19 - 11- 2014
“Chú mõ làng” Nguyễn Quốc Thái
No comments:
Post a Comment