Friday, January 30, 2015

70 năm nhìn lại


Trương thị Bích Hoa
Má tôi đang gói bánh tét ở quê ngoại thì chuyễn bụng và sanh tôi vào ngày mồng 7 tháng 12 Âm lịch năm Tân Tỵ tức ngày 23 tháng 01 năm 1942. Sự thật là Ba Má tôi chưa bao giờ nhớ chính xác đứa con nào sinh ngày nào vì không viết xuống cũng không nhớ rõ và cũng cho rằng điều đó không quan trọng. Vì thế trong số 8 chị em thì hết 4 đứa sinh ngày 1 tháng 1.


      Năm 1960, Ba tôi quyết định dời cả gia đình vào Saigon sinh sống. Một quyết định mà tôi nghĩ là sáng suốt và khôn ngoan nhất trong đời Ba tôi.
Tôi khởi sự cuộc sống ở Saigon với chức thư ký cho nhà in Thời Triệu của Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm ở ngã tư Phú Nhuận trong khoảng 6 năm.
Đến năm 1966 tôi vào làm kế toán cho Air America và đến năm 1968 tôi chuyễn lên Bình Long làm thông dịch viên cho tỉnh. 
     Đi làm và học Anh văn đã chiếm hết thì giờ nên tôi không còn thời gian để lấy bằng cấp. Tôi nghe các bạn học nói “mỹ nhân khó mà học đuợc”. Lúc đó tôi không hề nghĩ như vậy, nhưng bây giờ nhìn lại những tấm hình chụp lúc trẻ thì quả là khá đúng. Có một nguời hiện nay là Mục sư, nhưng lúc còn trẻ tôi thuờng coi ông như là nguời đàn anh, đã nói với tôi “Cô có biết ngày xưa cô đẹp lắm không?” Tôi tinh nghịch hỏi lại “bây giờ vẫn còn đẹp chứ?” 

      Trở lại lúc còn nhỏ, gia đình ba tôi thuờng xuyên chạy giặc. Từ Quảng Huế là quê nội của tôi, ba tôi xây một ngôi nhà khá khang trang so với nguời trong làng. Lúc đó nguời ta gọi ba tôi là ông Thông Khôi, nhưng rồi chúng tôi phải chạy giặc đến ở nhà ông ngoại tôi bên kia sông Ô-gia. Lúc đó ông ngoại tôi phải nuôi một đàn con và cháu đông đảo cho nên chúng tôi tha hồ mà chơi “trốn kiếm” khắp nhà trên, nhà duới, nhà ngang, nhà bếp và cả chục cây rơm mà ông cho nguời làm dựng lên để dành cho trâu bò ăn những tháng mưa. Chưa hết, còn những ví lúa to lớn mà ông ngoại tôi để trên gác vì sợ nuớc lụt nên chúng tôi tha hồ mà trốn trên đó, cháu nào mới đến thì khó mà tìm ra chúng tôi. Thử tính sơ, 14 nguời con cộng thêm dâu, rễ và rất nhiều cháu thì mỗi ngày nguời làm phải nấu bao nhiêu cơm? Nội gia đinh ba má tôi lúc đó đa 4 nguời rồi. Ba tôi không biết làm việc đồng áng. Thế mà tôi chưa hề nghe ông bà ngoại tôi than phiền gì hết. Ông bà ngoại rất vui vẽ chặt chuối, mít vào, trái để dành chín, trái đem hấp nhân đậu xanh để con cháu và nguời làm tha hồ mà ăn. Ông tôi chỉ rầy chúng tôi khi chúng tôi trèo lên cây ổi hái bất cứ trái nào nhìn thấy vì lúc đó chúng tôi chưa biết phân biệt trái nào chín hay còn sống. Tất cả chúng tôi đều biết cũng nhờ bà ngoại chúng tôi hay nhẹ nhàng nói với ông ngọai: “ông đừng rầy tuị nó nữa, con cháu về mình vui quá mà sao ông hay rầy vậy?”. Ông Bà ngoại rất yêu thương chúng tôi. Đặc biệt ông ngoại hay bắt tôi đội mâm quả đi cúng bên nội và ngoại của ông mà tôi cảm thấy rất mệt vì phải đi vào những tháng trời mưa, bùn lầy mà không có giày để mang. Đôi chân nhỏ bé của tôi phải bấm duới bùn để khỏi trượt. Bây giờ nghĩ lại thấy thương cho những đứa bé sống ở quê cách nay hơn nửa thế kỷ. 

      Sau đó, quê ngoại tôi cũng không còn yên ổn. Một lần ba tôi bi Tây bắt, má tôi còn rất trẻ, chưa kịp xuống hầm bí mật, đành đem chúng tôi ngồi chung quanh. May mắn trong số nguời hành quân hôm ấy có nguời Đại úy con của bạn ông ngoại tôi nên tất cả phụ nữ của chúng tôi thoát nạn. Sau đó, chúng tôi tản cư lên miền núi Phuờng Rạnh rồi đến Tiên Phuớc, Tam Kỳ. Nhà tôi ở cách chợ Cây Sanh khoảng một cây số, má tôi ở nhà vừa may vá vừa bán đuờng, những muống đuờng rất lớn mà tôi không nhớ ai đã di chuyễn chúng. Chỉ nhớ có lần em trai tôi nghịch ngợm bị ngã gảy răng và từ đó nó không còn bị trêu là ông Nhị Thiên Đuờng nữa, vì nó ốm hẳn cho đến bây giờ. Chợ Cây Sanh đã có lần bị bắn, vì thế má tôi lại dọn vô gần núi, ở nhờ trên mảnh đất cuả nhà ông Khéo. Má tôi vẫn may, tôi ngoài việc học phải đi luợm củi, có máy bay phải đem các em xuống hầm, trong khi má tôi phải vác đầu máy may xuống hầm. Cuộc sống không còn sung suớng như thời ở nhà ông ngoại nữa. Mỗi tháng má tôi cùng với tôi đi lảnh gạo, đó là lương của ba tôi, nhờ vậy chúng tôi không bao giờ đói. Trong lúc đó nạn đói năm Ất Dậu, thiên hạ đói chết nhiều lắm. Tôi nhớ có lần chúng tôi vừa lảnh gạo ra, chợt nghe tiếng máy bay, đó là lần đầu tiên tôi thấy máy bay, mà thật ra tôi đâu dám nhìn, quăng gánh gạo núp vội bên bờ cỏ mà cỏ lại rất thấp, luá cũng thấp lè tè, tôi sợ điếng nguời luôn, vậy mà xui xẻo thay một thúng gạo bị nghiêng xuống ruộng nước ướt hết, thế là tôi bị đòn. Bây giờ nghĩ lại thấy sợ quá, vì máy bay mà có xạ thủ thì má tôi và tôi dễ dàng bị bắn hạ. Nhưng tôi tin lính Quốc Gia không bắn đàn bà và con trẻ.

Năm 1954 hết chiến tranh, chúng tôi về lại Quảng Huế nơi Ba tôi có 2 trại cưa và trại mộc đóng bàn ghế cho học sinh nên năm đó sau giờ học tôi phải đến trại cưa coi chừng trại. Sau đó ba tôi dọn trại mộc và trại cưa về nhà nên tôi không còn dịp tắm sông như hồi còn trại cưa ngoài Giao Thủy nữa.
      Có một lần tôi đuợc đi theo ghe chở bàn ghế xuống Hội-An. Tôi hớn hở gói quần áo theo ghe, có ngờ đâu bị say sóng tơi bời, dù sông chẳng sóng gió bao nhiêu. Tôi ói liên tục, chẳng ăn uống gì đuợc hết, nguời chủ ghe thương hại nấu cháo cho tôi ăn, nhưng tôi nuốt không trôi. Mỗi lần ghé bến, tôi lên bờ thì đỡ nhiều lắm, từ đó tôi không theo ghe nữa. Nhưng đi xe đò cũng say sóng luôn. Mỗi lần phải đi Đa Nẵng hay Faifoo (tức Hội an) tôi ngán lắm, mà tôi không thể trốn đuợc, vì tôi là đứa con “ngoại giao” của Ba tôi. Thậm chí em Hà đau tôi cũng phải đem em đi bác sĩ ở Đà Nẵng khám. Buồn cười là nó bệnh mà tôi thì xanh lè như tàu lá luột.
      Năm 1957, Mục sư Nguyễn Văn Xuân là vị Mục sư trẻ, rất dễ mến đến nhậm chức Hội thánh Đức-Mỹ. Ông đi khắp làng Quảng Huế rao giảng tình yêu Chúa Jê-sus. Ông tổ chức giảng bố đạo nhiều ngày và bộ chỉ huy đặt tại nhà ba má tôi. Thế là chúng tôi bận rộn dữ lắm. Cả làng rộn lên, các trẻ con như chúng tôi đuợc bác sĩ Cơ Đốc khám bịnh và cho thuốc. Tôi được bình thuốc bổ to tuớng. Chúng tôi rất yêu mến những nguời con của Mục sư Xuân, chúng tôi đi chơi chung và tôi còn dẫn các em Ru-tơ, Kêzia, Keren, Rachên và Giô-ên đi tắm sông. Ở dứơi sông, tôi giữ gìn các em rất tốt, nhung lúc về, nguời đi xe đạp tông vào chân của Rachên bị gảy chân, tôi sợ xanh mặt, nhưng Mục sư Xuân không rầy tôi một lời, Ba má tôi rầy tôi, nhưng vì chúng tôi đi rất đông nên không ai nỡ rầy nhiều. Từ đó tôi không dám dẫn các em đi nữa. Dù vậy tình cảm chúng tôi vẫn đậm đà như xưa.
      Những lần đi cắm trại ở Non Nước thật vui biết bao. Thanh niên nam nữ các hội thánh toàn quốc dự trại cùng nhau nô đùa với rất nhiều trò chơi. Những lần đi trại Vũng Tàu cũng vui không kém. Nhất là có lần bọn con trai là những nguời phải ngủ vòng ngoài trên bải cát bị thuỷ triều dâng uớt la oái oái nữa đêm. Thế là chúng tôi dọn lên sân Bưu Điện ngủ tiếp. Có những đứa không ngủ đuợc đi phá phách chúng tôi.

      Nghĩ lại thấy lúc đó chúng tôi thơ ngây biết chừng nào, vậy mà bây giờ chúng tôi đa số đã gần 7 bó hết rồi. Mục sư Lê Hựu lúc đó là truyền đạo sinh rất trẻ, ông chơi trò nhảy twist cũng vui đáo để. Có phải chăng nguời già chỉ thích nói về dĩ vãng, đúng lắm, vì hiện tại có gì vui bằng dĩ vãng?
Nhớ xua lúc tôi bỏ Air America để lên Bình Long ở với chồng và làm thông dịch viên, tôi phải gởi Bích Hoàng cho bà ngoại giữ hết vài tháng, vì lúc đó chiến sự Bình Long đến hồi sôi sục mà tôi thì đang dính vào việc làm không thể xin nghỉ việc đuợc. Có một lần chổ ở của chúng tôi biến thành chổ họp khẩn của bộ chỉ huy Quận, tôi phải cho nguời làm ra ngòai vì sợ tiết lộ bí mật, và qủa đúng như dự kiến cuả chúng tôi, đem ấy VC về, và rõ ràng kẻm gai bị cắt từ bên trong chi khu, nhưng may mắn có lẽ bị động nên chúng không thể tiếp tục cắt vì chúng tôi đã đổi ca trực cũng như mật mã. Mặc dù chúng tràn ngập sân vận động đen như kiến cỏ, chúng cũng bị thiệt hại nặng nề nhờ trực giác của chúng tôi và cũng có tình báo của chúng ta báo trước khi chúng ra tay.
      Mới đầu tôi ở nhà một mình, tôi rất sợ VC vô nên tôi gọi ông xã về dẫn tôi qua hầm chiến đấu, vì tối quá tôi không rành đuờng, ban đêm chi khu có những địa đạo rất khác ban ngày. Vừa mới vô hầm là VC đã đón chào bằng một loạt AK vào hầm chúng tôi, may mà chúng tôi quen nghe tiếng đạn bay nên đã nằm bẹp xuống kịp thời. Chồng tôi đưa tôi khẩu Colt 45 để phòng khi VC vào tận hầm thì có thể tự vệ. Tôi chưa hề tập bắn thì làm sao mà xử dụng đây, nhung tôi vẫn nhận và thận trọng nép qua góc bên để dễ bề xoay trở. Có 2 chú lính áng ngữ miệng hầm để canh chừng, tôi chỉ việc chú ý một chút để không bị chúng bắn từ ngoài vào.
      Tôi muốn kể sơ về những ngày tháng sống cực khổ vì có chồng lính cho các con tôi nghe để chúng biết thêm về mẹ nó mà thôi. Tôi không đủ văn chương để viết hết những lần đi đuờng bộ bị đắp mô và những nguy hiểm chết nguời xảy ra thuờng xuyên trên mọi miền đất nuớc. Một may mắn nữa là tôi làm việc cho Air America nên thuờng đi máy bay hơn là đuờng bộ.

       Chúa cho tôi đựơc phong chức Truởng Lảo Hội Thánh Milpitas ngày 30/03/2002 cho đến nay.
 




      70 năm nhìn lại thấy mình không đạt được uớc vọng nào, không đỗ đạt cao, không có được nguời chồng mình mong đợi. Và tuổi già thì lại sống hiu quạnh không có nguời nương tựa khi tối lửa tắt đèn. Nhưng tôi lại tin rằng ngày nay tôi có thêm đuợc đức tin trong Chúa, có đuợc một chổ để thờ phuợng Chuá, và một cuộc sống mà tôi rất trân quí. Âu đó cũng là định mệnh Chúa ban cho! Tôi muốn lớn tiếng tạ ơn Ngài. Tôi và các con tôi được Chuá cho đến Hoa-Kỳ sống đã được trên 20 năm rồi, không phải nhờ vả ai, ngoại trừ cậu em ruột bảo lảnh và chúng tôi dần dần trả tiền vé máy bay cho USCC. Tôi vô cùng tạ on Chúa, các con tôi học xong Đại học và Chúa cho có việc làm để sống qua ngày.

      Sinh hoạt Cộng Đồng thì suốt từ những ngày đầu đến Hoa-kỳ, tôi vẫn tham gia. Khi nghe cụ Phạm Trương không thể hoạt động nữa, chúng tôi rủ nhau gia nhập Hội Phụ Nữ VN Hải Ngoại để duy trì Hội. Số phận run rủi, được bầu làm Hội phó Ngoại Vụ. Một năm sau, cụ Trương nằm bệnh viện, và không còn cách nào khác, tôi phải nhậm chức Hội Truởng. Tuy làm việc thật vất vả, nhưng tôi cũng hoàn thành khả quan khoảng thời gian dài từ Hội phó cho đến Hội Truởng gần 10 năm.

      Hai điều uớc nguyện cuối cùng của tôi là các con cháu tôi sẽ cùng sinh hoạt với tôi trong nhà Chúa, Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm. A-men!
       Và điều thứ 2 là nuớc Việt Nam thoát khỏi gông xiềng Cộng Sản và không bị Tàu cộng xâm lăng.



Image
Giấc mơ trưa - Sáng tác: Giáng Son - Ca sĩ : Thùy Chi

Nắng Cuối Ngày - Slideshow by Thi Tang






1 comment:

  1. Casinos Near DC Casino: When will they open in time for Super
    Casinos Near DC Casino in DC. Casinos nearby, DRAFTKINGS 여수 출장마사지 Casino & Lounge. 1.3 miles 수원 출장마사지 from DC Casino. Near DC Casino & Lounge. 1.3 포천 출장샵 miles from 세종특별자치 출장샵 DC Casino. 속초 출장마사지

    ReplyDelete