Sunday, October 20, 2013

Hành Trình sang Đất Thánh tháng 3-2014 - Trip to the Holy Land


Rachel Ngọc Liên
Anh chị em tín hữu thân mến:
-
     Chuyến đi Israel 2 năm trước của nhóm tín hữu CĐPL rất được ơn, và những người tham gia đều công nhận đó đã là những kỷ niệm ghi nhớ cả đời.
​     Trước khi đi, nhiều người trong nhóm gồm cả chính tôi cũng chỉ nghĩ đây là một chuyến du lịch đặc biệt. Nhưng tất cả chúng tôi đều không ngờ lòng mình lại xúc động và cảm thấy nhận được nhiều ân phước đến như vậy. Được nhìn thấy những nơi Đức Chúa Jesus đã từng sống qua đã lưu lại trong lòng chúng tôi những niềm xúc cảm không diễn tả được.


Hai năm qua, đã có những ông bà, anh chị tín hữu đã nói với chúng tôi rằng, sao tổchức đi mà không loan báo cho họ hay. Lần này chúng tôi cố gắng kêu gọi mọi người, những ai chưa có dịp đi, và vẫn còn sức lực và lòng hăng hái để đi thăm vùng lịch sử Kinh Thánh, thì xin cố gắng tham gia. Cá nhân tôi, khi đi lần đầu, kỷ niệm những ngày thăm viếng Israel thật khó quên. Chúng ta đã có thể được du lịch nhiều nơi, nhưng lần đi Israel, đối với nhiều người trong phái đoàn, đã là những ngày vui, được ân phước và có nhiều ý nghĩa nhất so với mọi cuộc du lịch khác. Tôi nghĩ có thể vì 5 yếu tố:
  • Chúng ta là những người đã học và yêu mến Kinh Thánh suốt đời mình, ngày nay được nhìn thấy tận mắt vùng đất Thánh Kinh
  • Mọi người trong phái đoàn đều nói tiếng Việt;và nhiều người đã là những bằng hữu trong nhà thờ từ thời thơ ấu
  • Đi chung với anh chị em đồng đạo, đồng niềm tin (chúng ta sẽnhóm chung trong ngày Sa-bat và cùng dựlễ Tiệc Thánh trong Vườn Ghét-sê-ma-nê);
  • Một số người đã được tái nhận lễ báp têm tại chính giòng sông Giô-Đanh noi Đức Chúa Jesus đã chiu báp-têm ngày xưa.
  • Hãng Pilgrim Tours đã tổ chức một cuộc du hành rất chu đáo, an toàn và thoải mái
Tôi xin nhờ quí vị phổ biến tin tức về chuyến đi này cho các anh chị em CĐPL chưađi để họ có cơ hội tham gia với chúng ta. (Tôi không nghĩ là tôi có thể còn giúp đỡ tổ chức được một chuyến du hành sang Israel tương tự thêm một lần nữa sau lần này).

Thân mến,
Rachel Ngọc Liên
lienrachel@aol.com
805 796-9600


 A group of 25 Vietnamese Seventh-day Adventist members all over United States travel to Israel for Holy Land tour. Lần đầu tiên Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm tổ chức đi Do Thái để viếng thăm những di tích Thánh Địa; chuyến đi này có 25 tín hữu từ Nam Cali, Bắc Cali, và những tiểu bang Florida, Texas, và Arizona.
-----Original Message-----

From: lienrachel@aol.com
Sent: Sun, Oct 6, 2013 10:57 pm
Subject: Hành Trình sang Đất Thánh tháng 3 - 2014 - Trip to the Holy Land (Ban tin so 2)



Anh chị em tín hữu thân mến:
Đây là chi tiết về chuyến đi Israel năm 2014. Trước ngày 25 tháng 10, 2013, chúng tôi cần biết số người có thể đi được để chúng tôi xem mình có thể thực hiện cuộc du hành này hay không. Lý do, giá tiền dướiđây là giá nếu chúng ta có được 20 nguời. Nếu số người ít hơn, thì giá sẽ phải tăng thêm chút ít; hoặc nếu không đủ người hưởng ứng, chúng tôi sẽ phải huỷ bỏ chuyến đi nầy.
Những ai muốn tham gia hay nghĩ là mình có thể tham gia chuyến đi này xin báo tin cho tôi bằng e-mail lienrachel@aol.com hoặc điện thoại số  805 796-9600.
Giá một người khi ở chung 2 người một phòng: $2889.00
Giá phụ trội nếu ở riêng một mình một phòng: $640.00
Giá bao gồm:
Vé máy bay khứ hồi từ Los Angeles (nếu bay từ San Francisco, xin trả thêm $120)
Thuế hàng không (hiện thời là $600 có thể thay đổi)
8 đêm tại khách sang hạng nhất
Điểm tâm và buổi ăn tối mỗi ngày
Hướng dẫn viên nói tiếng Anh (chúng tôi sẽ giúp việc thông dịch sang Việt ngữ)
Đi hoàn toàn bằng xe bus deluxe có máy lạnh
Phí tổn mọi vé vô cửa các nơi thăm viếng, phương tiện di chuyển như ghi trong chương trình tham quan
Khuân vác hành lý tại các khách sạn (mỗi người một valise)
Giá vé không bao gồm các phí tổn khác sau đây:
Các buổi ăn trưa
Tips cho tài xế và tour guide, và nhân viên khách sạn ($88.00 mỗi người khách)
Bảo hiểm du lịch (tuỳ ý, không bắt buộc)
Nếu trả bằng credit card, phải trả thêm 3%



 
-----Original Message-----
From: lienrachel <lienrachel@aol.com>
To: lienrachel <lienrachel@aol.com>
Sent: Thu, Oct 3, 2013 4:57 pm
Subject: Hành Trình sang Đất Thánh tháng 3 - 2014 - Trip to Holy Land


Mọi người thân mến,
Thể theo lời yêu cầu của nhiều thân hữu và tín hữu muốn được tham gia một chuyến đi thăm Đất Thánh chung với các anh chị em đồng đức tin, tôi đã liên lạc với Pilgrim Tours để xem chúng ta có thể có được một chuyến đi Holy Land trong năm 2014.
Chúng tôi dự định (nếu có đủ người tham gia) sẽ đi một chuyến đi 10 ngày sang Israel trong tuần lễ đầu tháng 3 năm 2014. Thời gian này rất thuận tiện vì khí hậu miền Trung Đông vẫn còn mát (không nóng bức), sau Tết, và trước Lễ Phục Sinh (4/20/2014).
Qua kinh nghiệm của chuyến đi trước, chúng tôi muốn gia hạn thời gian ở tại Biển Chết lâu hơn để mọi người có thể đi tắm nổi tại Biển Chết và dùng spa của khách sạn nhiều hơn. Chúng tôi cũng sẽ cố gắng để phái đoàn được ở thêm gần một ngày đặng đi shopping tự do trước khi lên đường trở về.
Chúng ta sẽ đi thăm nhiều di tích lịch sử Kinh Thánh cũng như những con đường Đức Chúa Jesus đã bước qua. Chúng ta cũng sẽ được đến bên bờ sông Giô-đanh "nước tràn ba đào" để chứng kiến nơi Giô-suê đã được Chúa làm phép lạ đưa dân Y-sơ-ra-ên bước qua đất khô và nơi chính Đức Chúa Jesus đã chịu phép Báp-têm.
Trong vài ngày nữa chúng tôi sẽ có thêm chi tiết. Xin chia xẻ những tin tức về chuyến đi này với các anh chị em tín hữu mà tôi không có e-mail. Và xin cho chúng tôi biết sơ khởi nếu quí vị muốn cùng đi chuyến du hành thăm Israel này, và quí vị sẽ dự định đi từ San Francisco hay Los Angeles.

Thành thật cảm ơn,
Rachel Ngoc-Lien
lienrachel@aol.com

Vang Bóng Của Một Thời Vàng Son
Tôi vừa trở về sau hai tuần lễ, rất may mắn, được viếng thăm Đất Thánh Jerusalem và miền đất của hai quốc gia Israel và Jordan. Những nơi chúng tôi được ghé thăm là nơi chôn dấu những cổ thành xưa nhất của thế giới. Được tận mắt chứng kiến những tàn dư của các thành trì vĩ đại do tay người tạo nên mới cảm nhận được sự vĩ đại huy hoàng của các cổ thành nầy.

Chúng tôi được ghé thăm thành Sê-sa-rê (Caesarea), một thành rất lớn nằm cạnh, và được xây ra tận ngoài khơi, biển Địa Trung Hải. Herod Đại đế (73 TC – 4 SC) đã xây thành nầy và đặt tên nó đặng vinh danh vua Sê-sa A-gút-tơ đương thời. Tại đây, chính sứ đồ Phao-lô đã đến giảng dạy, làm chứng về niềm tin vào Đức Chúa Jesus Cứu Thế của ông trước mặt các quan tổng trấn của chính quyền La Mã, và cũng là nơi ông đã bị cầm tù hai năm trước khi bị giải về La Mã để chịu án tử hình.

Chúng tôi được viếng thăm đền thờ thành Giê-ru-sa-lem. Ngày xưa, vua Sa-lô-môn đã xây một đền thờ huy hoàng cho Đức Chúa Trời, nhưng đền thờ ấy đã bị tàn phá khi dân Y-sơ-ra-ên bị vua Nê-bu-cát-nết-xa bắt dẫn độ về Ba-by-lôn để làm phu tù. Hơn 600 năm sau, Herod Đại đế đã xây dựng lại một đền thờ Giê-ru-sa-lem mới trên chỗ của đền thờ cũ. Ngày nay, những tàn tích, các khoảnh tường, những bậc thang mà du khách đến chiêm ngưỡng là tàn tích của đền thờ vua Herod xây. Các cuộc khảo cổ và khai quật vẫn còn diễn tiến cho chúng ta thấy nó đã đồ sộ và nguy nga đến ngần nào.

Chúng tôi được ghé thăm rất nhiều đô thị do người La Mã xây tại vùng Cận Đông theo biểu đồ của thành La Mã, thủ đô của họ. Mỗi thành đều có các đền thờ, hí trường, vận động trường, đấu trường, sân đua xe ngựa, các nhà tắm hơi kiểu La Mã, và các hệ thống dẫn nước cho toàn thành phố; mỗi thành rộng lớn cho cả gần 500,000 dân. Có trên 10 cổ thành như vậy khắp miền Israel và Jordan, mà ngày xưa, Kinh Thánh Tân Ước đã gọi là Đề-ca-pô-li (Decapolis).

Dấu vết sự huy hoàng và vĩ đại của các thành ấy vẫn còn thấy được qua những tàn dư mà chúng ta chứng kiến được ngày nay. Mọi nơi chốn đều khắc ghi dấu vết của các triều đại đã đến và đã đi qua chúng. Những cường quốc của quá khứ như Hy Lạp, và La Mã đều để dấu sự văn minh của họ trên các thành nầy. Nhưng các thành ấy, thảy đều đã bị tàn phá vì những đại nạn nào đó (động đất, chiến tranh) và đã trở nên hoang phế; chúng đều đã trải qua những thời gian bị bỏ hoang không người ở và trở thành nơi trú ngụ của loài thú hoang. Tất cả những vàng son của một thời vang bóng nào đó, ngày nay chỉ là những đổ nát điêu tàn. Chứng kiến những di tích này, lòng tôi vừa tràn ngập niềm cảm kích đối với sự khôn ngoan và tài năng tinh vi của những kẻ đi trước mình 2000, hoặc 3000 năm trước; nhưng đồng thời tâm tôi không khỏi thấm thía được cái triết lý rằng trên đời nầy, không một điều gì có thể bền vững đời đời và trường tồn mãi mãi. Cho dầu các cường quốc, các triều đại bách chiến bách thắng đến thế nào trong lịch sử, ngày nay họ cũng chẳng còn nữa.Tôi càng ý thức được rằng, chỉ duy có một điều không bao giờ bị tàn phá hay nhạt phai, và một Đấng không bao giờ đổi thay ấy là chỉ có một Đức Chúa Trời là chủ tể của muôn loài, và Ngài có quyền trên toàn cả vũ trụ, và Ngài là Đấng trước sau như một, muôn đời không đổi thay, và chúng ta có thể tín nhiệm nơi Ngài và nơi tình yêu của Ngài. Y như lời Kinh Thánh đã nói, “Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi,” (Hê-bơ-rơ 13:8) và “Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va vì Ngài là thiện; Sự nhơn từ Ngài còn đến đời đời” (Thi thiên 118:29); vì “Thuở xưa Chúa lập nền trái đất, Các từng trời là công việc của tay Chúa. Trời đất sẽ bị hư hoại, song Chúa hằng còn; Trời đất sẽ cũ mòn hết như áo xống; Chúa sẽ đối trời đất như cái áo, và nó bị biến thay; Song Chúa không hề biến cải, các năm Chúa không hề cùng” (Thi thiên 102:25-27).

Nguyễn Thị Ngọc Liên

Núi Sọ Vẫn Còn Đó
Đã nhiều năm nghe nói đến Đất Thánh, nhìn các hình ảnh qua những tạp chí, xem các đoạn phim từ những giảng sư, nhưng lòng tôi vẫn ước ao bước chân đến vùng đất này. Ước mơ đó trở thành sự thật vào đầu tháng 3 năm 2012, khi tôi cùng 25 người đồng đạo đến viếng thăm Thánh Địa. Tuy chuyến bay từ California đến Do Thái hơn cả 17 tiếng đồng hồ, nhưng đó là cơ hội tôi có dịp ngẫm nghĩ, "Đã hai ngàn năm không biết những dấu vết được kể lại trong Thánh Kinh còn đó không? Hay những dữ kiện đã chôn vùi vào lòng đất qua các thời đại. Tôi sẽ thấy gì và nghe điều gì? Những di tích có kể lại những phép lạ diệu kỳ, những cổ thành hoành tráng có nói lên con dân Chúa bị đày làm nô lệ dưới ách đế quốc La Mã, hay Chúa Giê-su phải chịu tử hình vô cớ?"

Lòng tôi bỗng vang lên tiếng ca, "Tận trên nơi đồi vắng xa, oai phong bấy thập giá xưa, như nhắc tôi luôn bao nỗi khổ hình. . ." Bài hát "Tận Nơi Đồi Vắng Xa" vẫn còn vang vọng trong trí óc tôi. Điều đầu tiên tôi muốn nhìn xem khi bước đến Đất Thánh là tìm thấy tận mắt núi Sọ mà ngày xưa lính La Mã đã đóng đinh Đức Chúa Giê-su. Cảm xúc vui buồn lẫn lộn đã tràn ngập cả hồn tôi đang đón chờ đến Đất Thánh.

Bước đến Thánh Địa dường như tôi đã đi lùi lại thời gian cả 2000 năm. Viếng thăm làng Bết-lê-hem, tôi nhìn thấy một hang động chật hẹp mà Chúa Giê-su sanh ra trong máng lừa, thật là một làng không có gì đặt biệt nhưng Ngài chọn nơi đó để giáng trần. Sau đó tôi đến làng Na-xa-rét mà Chúa đã được dưỡng dục, rồi đi ngang qua làng Ca-na là nơi Chúa biến nước thành rượu trong một buổi tiệc cưới nọ.

Đến biển Ga-li-lê, thật ra là một hồ nước vĩ đại, mà dân làng xung quanh như Ca-bê-na-um hay Ti-bê-ri-át nhờ hồ đó mà cuộc sống của họ được phồn thịnh. Đến bên đồi nhìn xuống biển Ga-li-lê, nơi Chúa đã làm phép lạ phân phát thức ăn cho 5000 người từ năm ổ bánh và hai miếng cá khô. Đi qua thành Giê-ri-cô, Chúa mở mắt người mù; vào thành Giê-ru-sa-lem Chúa chữa bệnh người bại ở hồ Bê-tết-đa.

Đứng trên núi Ô-li-ve nhìn xuống cổ thành Giê-ru-sa-lem, tôi chợt nhớ đến câu Kinh Thánh trong sách Lu-ca 19:41, "Khi Đức Chúa Giê-su gần đến thành, thấy thì khóc về thành." Chúa biết trước quân lính La Mã sẽ đến tiêu diệt cả thành mà không chừa một người nào cả, cho nên Ngài than khóc. Chúa nài xin họ ăn năn nhưng họ không nghe, nên Chúa lại cảnh báo, "Hỡi Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem, ngươi giết các đấng tiên tri và ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi, bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng khứng!" (Ma-thi-ơ 23:37).

Tôi ghé đến vườn Ghết-sê-ma-nê nơi mà Chúa Giê-su đã từng cầu nguyện tha thiết cùng Chúa Cha, "Cha ơi! Nếu chén này không thể lìa khỏi Con được mà Con phải uống, thì xin ý Cha được nên" (Ma-thi-ơ 26:43). Nghĩ đến sự hãi hùng đó, tôi cảm nhận phần nào Chúa phải đối đầu với một quyết định nghiệm trọng, "tiến thoái lưỡng nan," là cứu chính mình hay cứu nhân loại. Ngài chọn theo ý Cha được nên.

Đến cổ thành Giê-ru-sa-lem vào cổng "Shepherd Gate," là cổng mà người ta thường dẫn những con chiên vào để dâng tế lễ. Chính cổng này mà Chúa Giê-su bước vào là tượng trưng cho "Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian" (Giăng 1:29). Cổng này đưa thẳng đến dinh quan tổng trấn Phi-lát để xét xử, và chính nơi đây Chúa bị tra tấn và đánh đập. Sau đó lính La Mã đày Chúa Giê-su bằng cách vác thập giá nặng nề lê lết trên con đường Via Dolorosa. Tôi đi trên con đường đau thương đó mà cứ suy gẫm sự đau đớn của Ngài phải gánh chịu. Nếu tôi có ở hiện trường tôi có vác thập giá cho Ngài không?

Khi ra khỏi cổ thành Giê-ru-sa-lem qua cổng Damascus, đi bộ khoảng chừng 500 thước bên phải là nhìn thấy một đồi núi. Nhìn kỹ vào những vành đá ấy thì thấy đầu sọ, mắt mũi miệng. Thật chính núi Sọ mà Kinh Thánh đã ghi chép, "Tới một chỗ gọi là Gô-gô-tha, nghĩa là chỗ cái Sọ" (Ma-thi-ơ 27:33), vẫn còn nguyên vẹn như một ngày nào. Nơi đây Chúa Giê-su đã bị đóng đinh, nơi đây Ngài bị nhục hình, và nơi đây Ngài đã trút linh hồn cho cả nhân loại. "Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên Người [Chúa Giê-su]" (Ê-sai 53:6).

Đứng nơi đây nhìn vào núi Sọ, hình dung Chúa treo trên thập tự, lòng tôi bùi ngùi đầy tràn giọt lệ đau thương. Tôi đa tạ ơn Ngài đã hy sinh chết cho tôi. Bỗng nhiên nghe tiếng bóp còi từ xe buýt cùng xe hơi, kẻ đi qua người đi lại buôn bán tấp nập ồn ào. Chẳng khác chi 2000 năm trước, Ngài đã bị treo nơi đây cho bao kẻ qua lại nhìn thấy và nhạo báng Ngài (Ma-thi-ơ 27:39-42). Bực tức tôi muốn hét lên, "Mấy anh có biết là Chúa Giê-su đã chết đây cả 2000 năm không? Nơi đây là nơi Con Trời đã từ trần." Nghĩ lại dân chúng là người Hồi Giáo chẳng hề quan tâm đến đâu. Chỉ biết rằng tôi sẽ mang theo những ký ức mà tôi chứng kiến tại vùng Đất Thánh này mà nuôi dưỡng niềm hy vọng trong lòng tôi, là Núi Sọ vẫn còn đó!
Mục sư Nguyễn Khắc Vinh


No comments:

Post a Comment