Đỗ
Xuân Thảo
Chính thức
cho phép thì Giáo Hội CĐPL qua lịch sử 170 năm tồn tại trên đất, chưa có điều
luật nào được giáo hội công nhận sự tấn phong cho các nữ mục sư như là những tôi
tớ hầu việc Chúa với chức danh và chức vụ ngang bằng các nam mục sư.
Do xu thế thời đại và phong trào đòi hỏi bình quyền nam nữ,
vai trò của nữ giới càng ngày càng được tôn trọng trong xã hội, không phải chỉ
là quyền cá nhân, quyền công dân với tư cách một con người mà cả vị trí lãnh đạo
trong mọi ngành nghề, mọi lãnh vực của cuộc sống. Ngay những quốc gia chậm phát
triển như châu Á, châu Mỹ La tinh, .., nhiều phụ nữ đã nắm các chức vụ nguyên
thủ quốc gia . Nhiều nước phát triển tại Mỹ và Âu châu, các doanh thương và công
ty lớn đã chọn CEO (tổng giám đốc) từ các chuyên gia phái nữ. Ở Mỹ và nhiều nước
có nền kinh tế phồn thịnh, số sinh viên thuộc phái nữ tại các trường đại học đã vượt trên 50% so với cánh
nam.
Trong lãnh vực tôn giáo, đạo nào, hệ phái nào thì số tín nữ cũng
cao hơn số tín nam, chưa kể về ngoan đạo, siêng năng đi nhà thờ, chịu học hỏi
kinh thánh, nhiệt tình tham gia chứng đạo,
sốt sắng với công việc Chúa thì theo thống kê thăm dò các nữ tín đồ vượt
xa phái nam chẳng phải bây giờ mà cả ngàn năm trước. Tuy nhiên, số lượng thì đông,
nhiệt tình và ta-lăng không thiếu, nhưng trải qua mấy ngàn năm nếu quay ngược về thời kỳ tiền khởi của Phúc âm,
vị trí và vai trò của phụ nữ vẫn chỉ là những tín đồ thuần thành, chưa vươn lên
được các chức vụ lãnh đạo điều hành hội thánh hoặc được chọn lựa, đào tạo để trở
thành các chức viện hầu việc Chúa, cụ thể là chức vụ mục sư được xức dầu và chính
thức công nhận như các vị mục sư bên phía nam.
Dò tìm Kinh thánh, có một số quí ông khi đọc Tân ước cũng
đã nêu sứ đồ Phao-lô chẳng có lần nói, ngay trong đám hội đàn bà cũng không được
phép nói, muốn học hãy hói chồng mình ở nhà, ‘bởi vì đàn bà nói lên trong Hội thánh là không hiệp lẽ.’ (1 Cô-rinh-tô
15: 35). Đáp lại thì một số quí bà cũng viện dẫn trong Cựu ước, vậy ai là một
trong những nữ tiên tri vĩ đại nhất thời Quan xét, nếu không phải là Đê-bô-ra,
một nữ Quan xét của Đức Chúa Trời đã lãnh đạo và giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi dân
Ca-na-an? (Các Quan Xét 4: 4)
Quay lại giáo hội ta, chẳng nói đâu xa bà Ellen G. White
vẫn đựợc coi như một thần linh tiên tri (dù bà không tự nhận) qua những hoạt động
vừa viết sách, vừa nói tiên tri, vừa tham vấn giảng dạy đã góp phần chủ lực
trong sự hình thành phong trào CĐPL tiên
khởi và sự phát triển của giáo hội CĐPL
trên toàn thế giớì. Giáo hội ta dựa trên Kinh thánh, nhưng mô hình tổ chức
hoàn toàn mang tính chất dân chủ. Cứ 5 năm
một lần, lại tổ chức Đại hội toàn cầu bầu ra Chủ tịch và Ban chấp hành mới để điều
hành công việc Chúa và chăm sóc phúc lợi thuộc linh cho khoảng 18 triệu tín đồ
CĐPL trên khắp các châu lục.
Đại hội gần đây nhất được tổ chức tại Atlanta (Mỹ) năm
2010, tôi có chú ý đến hai điều được ghi trong chương trình nghị sự, thứ nhất
việc phong chức cho các nữ mục sư, thứ hai tăng cường giới trẻ tham gia công việc
lãnh đạo trong giáo hội. Nhìn chung hai vấn đề càng ngày càng được quan tâm chính
là vai trò của phụ nữ và thanh niên trong công tác điều hành hội thánh. Rất tiếc khi xem biên bản, vấn đề thanh niên được
ghi nhận xúc tiến ngay, vấn đề phong chức phụ nữ chưa có sự đồng thuận của đa số
và coi như phải chờ thời gian (pending). Tôi có hỏi vài vị mục sư Mỹ, Việt tham
gia đại hội, họ cho biết dù các đại biểu của tổng hội Bắc Mỹ (có trụ sở của Tổng
hội toàn cầu và vùng đất của những giáo dân Cơ đốc phục lâm tiên khởi) nhiệt tình
ủng hộ, nhưng họ cũng chỉ đại diện cho hơn một triệu tín đồ trong khu vực. Số còn
lại do các hạn chế về rào cản văn hóa, truyền thống địa phương nên đại biểu các
châu lục khác chưa sẵn sàng chấp nhận xu hướng phong chức cho phái nữ.
Gần đây,không phải là sự ngẫu nhiên vấn đề phong chức lại
được đặt lại với tầm vóc qui mô hơn, theo chiều hướng tích cực hơn, mở đầu là từ
tổng hội Bắc Mỹ, cụ thể là Liên hiệp hội Thái bình Dương nơi đa số cộng đồng Cơ
đốc người Việt sinh hoạt , một hiệp hội đang dẫn đầu về tiền dâng đóng góp cho
tổng hội, một vùng đất mà giáo hội ta đã thiết lập, đầu tư nhiều trường đại học
lớn, bệnh viện lớn không chỉ vì uy tín có tầm vóc quốc gia quốc tế, mà còn tạo
thu nhập về nguồn tài chánh đáng kể trong ngân sách của toàn cầu tổng hội. Chính
tại hiệp hội này , nhiều phụ nữ đã nắm các vai trò chủ chốt trong việc giảng dạy, quản trị, điều hành kể cả
các chức vụ lãnh đạo các hội thánh lớn
nhỏ trong khu vực.
Nhìn vào thực tế sinh hoạt tại các giáo hạt địa phương,
khi nói không có tiền lệ phong chức cho
nữ mục sư, nhưng không có nghĩa là chưa có …mục sư nữ.Theo thống kê mới nhất tại
tổng hội Bắc Mỹ (gồm Canada và Mỹ) thì hiện nay có khoảng 4,000 mục sư chăm sóc
cho trên một triệu tín đồ. Ngạc nhiên là trong số này có bóng dáng của 107… nữ
mục sư. Dù là con số nhỏ và chưa được thừa nhận chính thức, nhưng vì nhu cầu công
việc của các hội thánh, họ vẫn đang đảm nhiệm các chức vụ chăn bày không kém hiệu
quả so với các đồng công phái nam. Thậm chí một hội thánh có cả trên 2, 000
tín đồ tại nam Cali, chủ tọa là một nữ mục sư với học vị tiến sĩ thần học.
Người viết rất vui mừng là giữa năm 2012, sau ba tháng thăm
dò dư luận, thu thập ý kiến, tranh luận
công khai, Ban chấp hành thường trực của Liên hiệp hội Thái bình dương gồm 18
thành viên đã nhất trí bỏ phiếu phong chức chính thức cho 14 phụ nữ, trong đó có
hai nữ mục sư tiến sĩ đã và đang chủ tọa hai hội thánh lớn nhất tại nam
California (như có lần tôi giới thiệu trong bài Hiệp nhất & Đồng nhất trong Hội thánh trên tinhưu.net). Ngay
sau bản tin này, trong một bài báo khác, cũng trên cơ quan ngôn luận của Liên Hiêp hội, ban chủ
biên đã cho đăng bài, Chúng tôi cần nữ mục
sư, nêu bật nhu cầu cần các mục sư phái nữ cho công việc Chúa và tỷ lệ không
cân đối khi 40 vị nam mới có một vị nữ là
người chăn bày là điều không thể chấp nhận trong cộng đồng dân Chúa khi Chúa đều
yêu thương và tạo cơ hội đồng đều cho cả người nữ lẫn người nam. Cho nên tôi tâm
đắc với tác giả bài báo khi nêu câu Kinh thánh trong sách Giô-ên, câu 28,29 của
đoạn2:
‘Sau
đó, ta sẽ đổ Thần ta trên cả loài xác thịt; con trai và con gái các ngươi sẽ nói
tiên tri; những người già cả các ngươi sẽ thấy chiêm bao; những kẻ trai trẻ các
ngươi sẽ xem sự hiện thấy. Trong những ngày đó, dầu những đầy tớ trai và đầy tớ
gái, ta cũng đổ Thần ta lên’
Ngày đó chính
là bây giờ, khi lịch sử nhân loại đi vào thời kỳ cuối cùng. Không
gì thích hợp bằng thời điểm này khi một liên hiệp hội can đảm mở đường cho một
cách nhìn mới về tổ chức nhân sự trong giáo hội và làm tiền đề cho sự định hình
dư luận cho các khu vực khác khi đại hội toàn cầu sẽ họp lại hai năm tới đây.
Đỗ
Xuân Thảo
Phần
viết thêm: Cũng miên man vài chuyện bên lề, là người hay viết và
theo dõi chứng đạo cho tinhưu.net, chúng tôi cũng như đa số tín hữu trong lẫn
ngoài nước của cộng đồng CĐPL người Việt mình, luôn trân trọng và đánh giá cao
vai trò và sự đóng góp của các bà, các cô, các chị ,các em trong sinh hoạt đa năng
đa chiều của các Hội thánh và lại mong biết đâu ngày nào đó có một nữ mục sư người
Việt hay gốc Việt, mà tiềm năng này rất rõ trong số thanh thiếu niên của các hội
thánh ta. Nhìn lại các thế hệ qua, chủ quan viết cho vui, tôi xin đan cử thứ tự
theo tuổi tác, các bà Trần Minh Loan (San Jose),Nguyễn thị Hồng Hải (Túy Loan), Nguyễn thị Ngọc Liên (El Monte),Phạm thị Liên (Phú nhuận), Lại Phương Hạnh
(Seattle), Trần thị Phương Mai (Cần Thơ) …v.v…được kể như đủ tiêu chuẩn trở thành ‘nữ mục sư’, ít nhất cũng dựa
trên khả năng giảng dạy, dịch thuật, sốt sắng và yêu mến công việc Chúa. Thanh
thiếu niên thì tiềm năng vẫn là hội thánh Phú Nhuận, và hải ngoại thì đang nở
hoa ở El Monte.
No comments:
Post a Comment