Tribute
Cụ bà Trần Bích Hồng là người cùng thế hệ với Ba Má tôi. Chúng tôi gọi Bà Trần Bích Hồng bằng Cô. Cô và Thầy. Vì đây là danh xưng mà Ba Má đã dạy gọi. Một lối xưng hô của xã hội Việt Nam thời xưa khi chúng ta tỏ lòng kính trọng với những người có học thức và ở trong cương vị có thể dạy dỗ cho mình, chúng ta gọi họ là Thầy và Cô.
Từ những ngày đầu tiên hội thánh El Monte được thành lập ở Glendale, Cô Hồng đã là một cột trụ của hội thánh. bà đã đóng vai trò trưởng lão của hội thánh vì sự hiểu biết Kinh Thánh, giúp đỡ trong sự dạy dỗ và hướng dẫn của các lớp trường Sa bát. Cho đến vài tháng trước bà cũng vẫn là người đọc và kiểm soát lại các bản dịch của Bài Học Trường Sa-bát. Kiến thức Kinh Thánh của bà là một điều chúng tôi ngưỡng mộ vô cùng. Những năm còn trẻ và còn phong độ, bà vẫn dự cả hai phiên nhóm thờ phượng và học bài học Trường Sa-bát với hội thánh hằng tuần.
Cá nhân tôi, tôi đã mất mẹ.Từ ngày Má tôi qua đời, đối với tôi, mỗi lần đến nhà thờ, nhìn thấy cụ bà mục sư Lê Hựu, cụ bà Võ Tín, và cụ bà Trần Bích Hồng, tôi lại nhớ đến mẹ tôi. Mỗi vị nầy, họ đã là người đồng thời và đã quen biết với Má tôi, mỗi người san sẻ cho chúng tôi mỗi phần của sự chăm sóc và tình thương của một người mẹ mà tôi không còn nữa. Cụ bà Trần Bích Hồng là những lời khích lệ, chỉ bảo tinh thần cho chúng tôi.
Cụ bà có một chổ ngồi cố định trong nhà thờ. Mỗi lần bước vào nhà thờ, thấy nơi ghế ấy có dáng bà ngồi là tôi cảm thấy lòng mình ấm lại. Dầu có những tuần chúng tôi không kịp đến chào hỏi thăm bà, nhưng sự hiện diện của bà là một niềm phấn khởi cho lòng các anh em tín hữu. Tuần nào không thấy dáng bà ngồi nơi góc ghế ấy, lòng chúng tôi băn khoăn không biết bà có được khỏe không.
Chúng ta là những người tin Chúa và làm công việc Chúa bằng nhiều cách khác nhau. Bà Hồng đã làm công việc Chúa cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời. Bà đã hầu việc Chúa bằng sự hiện diện hàng tuần của bà trong nhà thờ. Vì sự hiện diện của bà đã nâng lòng các anh em tín hữu, và những lời nhỏ nhẹ của bà luôn là những lời nói khuyến khích cho những người trẻ tuổi, những thế hệ đến sau để tiếp tục công việc Chúa và hầu việc Ngài.
Cụ bà Trần Bích Hồng qua đời là một sự mất mát lớn của hội thánh El Monte. Mỗi ngày Sa-bát chúng tôi đến nhà thờ, góc ghế bà ngồi sẽ để trống. Nhưng sự tiếc thương của chúng tôi cũng không bằng nỗi buồn của tang quyến. Chúng tôi xin chia buồn với các anh chị trong gia đình trong sự đau đớn nầy: vì ngày nay các anh chị đã mất mẹ, chẳng còn được có mẹ bên mình, mỗi ngày nữa . . .
Nhưng trong niềm hy vọng của chúng ta là những tín đồ Cơ Đốc, trông mong vào sự phục lâm của Chúa, chúng ta biết chắc mình sẽ là đuợc trùng phùng với những người thân yêu của mình khi Chúa hồi lai.
Thương nhớ Cô Hồng,
Ngọc Liên (Tang Lễ của Cô, ngày 2 tháng 6, 2014)
Cụ bà Trần Bích Hồng là người cùng thế hệ với Ba Má tôi. Chúng tôi gọi Bà Trần Bích Hồng bằng Cô. Cô và Thầy. Vì đây là danh xưng mà Ba Má đã dạy gọi. Một lối xưng hô của xã hội Việt Nam thời xưa khi chúng ta tỏ lòng kính trọng với những người có học thức và ở trong cương vị có thể dạy dỗ cho mình, chúng ta gọi họ là Thầy và Cô.
Từ những ngày đầu tiên hội thánh El Monte được thành lập ở Glendale, Cô Hồng đã là một cột trụ của hội thánh. bà đã đóng vai trò trưởng lão của hội thánh vì sự hiểu biết Kinh Thánh, giúp đỡ trong sự dạy dỗ và hướng dẫn của các lớp trường Sa bát. Cho đến vài tháng trước bà cũng vẫn là người đọc và kiểm soát lại các bản dịch của Bài Học Trường Sa-bát. Kiến thức Kinh Thánh của bà là một điều chúng tôi ngưỡng mộ vô cùng. Những năm còn trẻ và còn phong độ, bà vẫn dự cả hai phiên nhóm thờ phượng và học bài học Trường Sa-bát với hội thánh hằng tuần.
Cá nhân tôi, tôi đã mất mẹ.Từ ngày Má tôi qua đời, đối với tôi, mỗi lần đến nhà thờ, nhìn thấy cụ bà mục sư Lê Hựu, cụ bà Võ Tín, và cụ bà Trần Bích Hồng, tôi lại nhớ đến mẹ tôi. Mỗi vị nầy, họ đã là người đồng thời và đã quen biết với Má tôi, mỗi người san sẻ cho chúng tôi mỗi phần của sự chăm sóc và tình thương của một người mẹ mà tôi không còn nữa. Cụ bà Trần Bích Hồng là những lời khích lệ, chỉ bảo tinh thần cho chúng tôi.
Cụ bà có một chổ ngồi cố định trong nhà thờ. Mỗi lần bước vào nhà thờ, thấy nơi ghế ấy có dáng bà ngồi là tôi cảm thấy lòng mình ấm lại. Dầu có những tuần chúng tôi không kịp đến chào hỏi thăm bà, nhưng sự hiện diện của bà là một niềm phấn khởi cho lòng các anh em tín hữu. Tuần nào không thấy dáng bà ngồi nơi góc ghế ấy, lòng chúng tôi băn khoăn không biết bà có được khỏe không.
Chúng ta là những người tin Chúa và làm công việc Chúa bằng nhiều cách khác nhau. Bà Hồng đã làm công việc Chúa cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời. Bà đã hầu việc Chúa bằng sự hiện diện hàng tuần của bà trong nhà thờ. Vì sự hiện diện của bà đã nâng lòng các anh em tín hữu, và những lời nhỏ nhẹ của bà luôn là những lời nói khuyến khích cho những người trẻ tuổi, những thế hệ đến sau để tiếp tục công việc Chúa và hầu việc Ngài.
Cụ bà Trần Bích Hồng qua đời là một sự mất mát lớn của hội thánh El Monte. Mỗi ngày Sa-bát chúng tôi đến nhà thờ, góc ghế bà ngồi sẽ để trống. Nhưng sự tiếc thương của chúng tôi cũng không bằng nỗi buồn của tang quyến. Chúng tôi xin chia buồn với các anh chị trong gia đình trong sự đau đớn nầy: vì ngày nay các anh chị đã mất mẹ, chẳng còn được có mẹ bên mình, mỗi ngày nữa . . .
Nhưng trong niềm hy vọng của chúng ta là những tín đồ Cơ Đốc, trông mong vào sự phục lâm của Chúa, chúng ta biết chắc mình sẽ là đuợc trùng phùng với những người thân yêu của mình khi Chúa hồi lai.
Thương nhớ Cô Hồng,
Ngọc Liên (Tang Lễ của Cô, ngày 2 tháng 6, 2014)
No comments:
Post a Comment